Tác dụng của việc tắm nóng - lạnh?

Phạm Hoa | 22/10/2023, 06:02
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

(GDTĐ) - Tắm là một hình thức kích thích trên da. Tắm đúng phương pháp, vận dụng phù hợp với sức khoẻ và từng loại bệnh, sẽ phát huy hết tác dụng, giống như cơ thể được xoa bóp đúng cách.

tam-9770.jpeg
Tác dụng của tắm nước nóng và nước lạnh.

Khi được kích thích, da sẽ tiết ra chất histamin và truyền đi khắp cơ thể, da cũng tiết ra một chất có tác dụng kích thích tuyến giáp và tuyến thượng thận, làm tăng chuyển hoá cơ bản, tăng sức đề kháng.

Khi tắm nước lạnh?

Nước lạnh sẽ tác động lên trung tâm điều hoà, từ đó kích thích tuyến thượng thận và tuyến giáp để tiết ra chất adrenaline, thyroxin, làm tăng chuyển hoá ở các cơ vân - gan, tăng thân nhiệt, đốt mỡ.

Như vậy tắm nước lạnh rất tốt với những người muốn giảm cân hoặc mắc bệnh béo phì.

Với một số bệnh tim, tắm nước lạnh sẽ làm tim đập chậm lại, mạch giãn, sức bóp của tim mạnh hơn, do đó có thể thay được các thuốc cường cơ tim.

Tắm với nước lạnh cũng rất thích hợp với những người muốn lên cân: Sự kích thích tuần hoàn làm cho con người ưa hoạt động, từ đó chuyển hoá cũng tăng lên.

Không những thế, do tắm nước lạnh ảnh hưởng đến quá trình hô hấp và tuần hoàn nên quá trình hấp thụ các chất bổ của cơ thể tăng lên, từ đó sức khoẻ sẽ được cải thiện.

Tuy nhiên, nếu tắm nước lạnh quá lâu, cơ thể bị giảm kích thích, dần dần sẽ làm ức chế tuần hoàn.

tam-1.png
Cần chú ý đến sức khoẻ khi tắm nước nóng.

Tác dụng khi tắm nước nóng

Ngược lại với tắm nước lạnh, tắm nước nóng lại kích thích phủ tạng, kích thích các tuyến nội tiết, tăng cường chuyển hoá toàn thân, hạ nhiệt, đào thải chất cặn bã, bài tiết các chất độc và tiêu các tràn dịch.

Tắm nước nóng rất tốt cho người bị bệnh cao huyết áp vì khi ngâm nước nóng, tim sẽ đập nhanh, huyết áp sẽ hạ xuống.

Tuy nhiên, không nên tắm nước nóng quá lâu. Khi đó, tim phải làm việc nhiều sẽ nguy hiểm cho sức khoẻ thì việc tắm nước nóng không còn có lợi nữa.

Tắm nước nóng có tác dụng tương tự đối với hệ thần kinh như tắm nước lạnh: Tắm vài phút sẽ gây kích thích, tắm lâu hơn nữa sẽ làm giảm kích thích và nếu thật lâu sẽ hoàn toàn rơi vào tình trạng ức chế.

Người ta đã áp dụng tắm nóng - lạnh đối với một số bệnh và đạt được hiệu quả cao như: Khi bệnh nhân sốt mê man, nói sảng, nếu đắp nước lạnh lên mặt sẽ ảnh hưởng đến hệ thần kinh giúp người bệnh thở sâu và tỉnh lại; ngâm chân trong nước nóng sẽ ảnh hưởng đến hệ tuần hoàn và làm buồng trứng, tử cung co lại.

Nhiều nghiên cứu cho thấy: Tắm nước nóng sẽ làm quá trình oxy hoá tăng lên từ đó làm tăng chuyển hóa nói chung. Những người có thể trạng yếu hoặc mới ốm dậy, nếu thường xuyên tắm nước nóng hoặc nước ấm, cộng với ăn uống đủ chất sẽ chóng lên cân, mau phục hồi sức khoẻ.

Do tắm nước nóng làm ra mồ hôi, làm các chất protid bị phân hoá, vì vậy được áp dụng trong điều trị bệnh gút.

tam-9.jpeg

Dù tắm nóng - lạnh có những ưu điểm trong điều trị một số bệnh, tăng cường sức khoẻ, nhưng không vì thế mà lạm dụng.

Trong nhiều trường hợp chỉ cần tắm nước lạnh hoặc nước nóng trong vài phút sẽ làm giảm bệnh, nhưng nếu quá thời gian trên, tác dụng sẽ hoàn toàn ngược lại.

Vì thế, ngoài nhiệt độ của nước, việc tập trung nước vào vùng nào, thì thời gian cho một lần tắm cũng rất quan trọng.

Nói chung, nếu tắm đúng phương pháp, bạn sẽ thấy da dẻ hồng hào, mạch đập tốt, cơ thể bớt mỏi mệt, sảng khoái và sức khoẻ được cải thiện rõ rệt. Nếu sau khi tắm thấy người lạnh, chân tay rã rời, hơi thở yếu, khó chịu, mệt mỏi... chứng tỏ thời gian cũng như phương pháp và hình thức tắm của bạn đã có điểm chưa đúng.

Với những người bệnh, muốn dùng phương pháp tắm để chữa bệnh, nhất thiết phải có sự chỉ định và hướng dẫn của thầy thuốc./.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tác dụng của việc tắm nóng - lạnh?