Tuy nhiên, nhiều nhà tuyển dụng giờ đây đang theo đuổi xu hướng tách biệt. Theo họ, cắt đứt mọi suy nghĩ về thế giới bên ngoài về lý thuyết có thể tăng năng suất của nhân viên. Đây cũng là một điều kiện họ mong muốn ở nhân viên.
Ngay cả trong thế giới hư cấu của Severance, nhiều người có thể thấy sự tách biệt hoàn toàn không phải là một lựa chọn lâu dài. Hy vọng cuộc sống cá nhân - công việc có thể được tách biệt hoàn hảo có thể khiến con người có niềm tin sai lệch về cuộc sống nói chung.
Các tài liệu cũng chỉ ra công việc và cuộc sống riêng tư có thể hỗ trợ nhau. Con người có cảm xúc tích cực trong cuộc sống cá nhân có thể ảnh hưởng tốt đến công việc và ngược lại. Điều này thúc đẩy con người tích hợp 2 phần cuộc sống lại với nhau dựa trên tiền đề chúng có thể mang lại lợi ích cho nhau.
Đại dịch Covid-19 khiến nhiều người khó đạt được việc tách biệt công việc và cuốc sống cá nhân hơn. Trong giai đoạn này, nhiều người không thể làm rõ ranh giới giữa 2 điều này. Nhiều học giả đã gọi đây là kiểu "làm việc zigzag".
Tham gia các cuộc họp công việc với những đứa con đang làm bài tập trên cùng một bàn, chuẩn bị bữa tối trong khi gọi bàn với một đồng nghiệp đã được bình thường hóa trong giai đoạn diễn ra đại dịch.
Hết dịch, một số người đã phải miễn cưỡng từ bỏ điều này. Tuy nhiên, không thể phủ nhận lối làm việc zigzag không chỉ làm cho cuộc sống gia đình dễ quản lý hơn, một số người còn cảm thấy nó mang lại sự thay đổi nhân văn hơn tại nơi làm việc.
Mặc dù vẫn còn sớm để đưa ra kết luận, có thể nói sự kết hợp vai trò trong công việc và cuộc sống cá nhân đã thúc đẩy nhu cầu làm việc tại nhà cao hơn.
"Chúng ta cần loại bỏ quan niệm rằng người lao động phải tận tâm với công việc của họ hay người lao động lý tưởng là những người luôn sẵn sàng 24/7", ông Russo nói.