Nếu mắc phải hội chứng thận hư, trẻ thường có biểu hiện tiểu ít, lượng nước tiểu trong ngày được ghi nhận giảm đi, nhưng hiếm khi trẻ bị thiểu niệu hay vô niệu.
Trẻ tiểu ra máu
Mặc dù biểu hiện tiểu máu ít gặp ở hội chứng thận hư ở trẻ, nhưng có trường hợp vẫn có thể xuất hiện tình trạng này. Theo nghiên cứu tiểu máu đại thể chỉ gặp 3 - 4% các trẻ bị hội chứng thận hư sang thương tối thiểu, tuy nhiên tiểu máu vi thể có thể gặp trong 20 - 30%. Triệu chứng tiểu máu đại thể thường gặp hơn ở sang thương viêm cầu thận tăng sinh màng.
Trẻ có biểu hiện tăng huyết áp
Nếu mắc phải hội chứng thận hư, trẻ rất có thể sẽ bị tăng huyết áp, nhưng tỷ lệ này thấp, chỉ có khoảng 5 - 7% các trường hợp sang thương tối thiểu bị tăng huyết áp. Triệu chứng tăng huyết áp thường gặp hơn ở thể xơ hóa cục bộ từng vùng và nặng nhất ở thể viêm cầu thận tăng sinh màng, có thể dẫn đến bệnh não do tăng huyết áp.
Tuy nhiên, để chẩn đoán chính xác hội chứng thận hư ở trẻ, các bác sĩ sẽ chỉ định thêm các xét nghiệm như: Xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm máu để chẩn đoán chính xác hội chứng thận hư và tìm nguyên nhân gây bệnh.
Chế độ ăn uống cho trẻ bị hội chứng thận hư
Ảnh minh họa
Chế độ dinh dưỡng đóng một vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị hội chứng thận hư ở trẻ. Do đó, khi trẻ mắc bệnh, bố mẹ nên lưu ý:
- Giảm lượng muối cung cấp cho cơ thể mỗi ngày: Giảm gánh nặng cho thận, giảm nguy cơ tăng huyết áp và cải thiện tình trạng phù.
- Thực hiện chế độ ăn ít chất béo bão hòa và cholesterol nếu trẻ có dấu hiệu tăng cholesterol và chất béo trung tính trong máu.
- Duy trì lượng protein bình thường trong khẩu phần ăn hằng ngày.