Cô Phùng Thị Vân cùng học trò ôn tập |
Cô Phùng Thị Vân cũng lưu ý, đối với học sinh khi ôn tập thi môn Địa lí: Trắc nghiệm môn Địa lí có sử dụng Atlat địa lý Việt Nam, vì thế các em học sinh cần nắm vững kỹ năng đọc hiểu Atlat. Tránh mất nhiều thì giờ mà vẫn đọc sai. Các câu Atlat ta làm sau cùng và làm cùng lúc để khỏi phải mở, đóng Atlat nhiều lần, mất thời gian làm bài.
Chia sẻ về phương pháp và kĩ năng làm bài thi để đạt kết quả cao trong môn Địa lí, cô Nguyễn Thị Hồng Thắm cho rằng, giáo viên cần rèn luyện cho học sinh trong quá trình ôn tập từng bài riêng lẻ và theo từng chủ đề hệ thống các câu đúng/sai.
“Điều này giúp ích rất lớn cho học trong quá trình làm bài thi với những câu hỏi thông hiểu chứa nhiều đáp án gây nhiễu. Với những dạng câu hỏi có nhiều phương án gây nhiễu, phải nắm chắc kiến thức cơ bản để loại trừ các phương án không đúng với câu hỏi”, cô Thắm khẳng định.
Cô giáo Nguyễn Thị Hồng Thắm hướng dẫn học trò ôn tập |
Đối với với các dạng câu hỏi nhận xét bảng số liệu hoặc nhận xét biểu đồ. GV lưu ý cho học sinh khi gặp các cụm từ “tăng nhanh/tăng chậm”, phải dùng phép chia; “tăng ít/tăng nhiều” phải dùng phép trừ. Như vậy, học sinh mới dễ dàng tìm ra được đáp án chính xác.
Với các dạng câu hỏi thông hiểu có chứa nhiều từ hoặc cụm từ thường không đúng như: “chỉ”, “luôn luôn”, “đồng đều”, “cố định”, “rất cao”, “rất hiện đại”…học sinh có thể đọc kĩ và loại trừ các từ hoặc cụm từ này để tìm ra phương án đúng nhất.
Điều cốt yếu là học sinh phải nắm chắc kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa. Bám sát cấu trúc đề thi minh họa. Rèn kỹ năng nhận xét, phân tích, nhận dạng biểu đồ và bảng số liệu. Giải đề bài thường xuyên để có từ đó được phản xạ tốt lúc làm bài.
Theo ý kiến của cô Nguyễn Thị Hồng Thắm: Để giảm căng thẳng trong quá trình ôn thi, các giáo viên cũng có thể linh hoạt tổ chức các trò chơi giúp học sinh thay đổi không khí lớp học, thay đổi trạng thái giúp ôn tập hiệu quả hơn.
Cụ thể, giáo viên sẽ chuẩn bị hệ thống các câu hỏi ngắn theo chủ đề hoặc theo học kì hoặc cả năm, chia lớp thành các tổ, tổ chức thi đua theo tổ bằng cách trong thời gian quy định, lần lượt từng học sinh lên bốc thăm câu hỏi và trả lời lên bảng. Đội nào trả lời được nhiều câu hỏi và đúng nhiều nhất đội đó sẽ giành chiến thắng.