Thậm chí, Thủ tướng Anh Rishi Sunak có nguy cơ phải đối mặt với một cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm trong trường hợp dự luật Rwanda không thể thông qua. Một số nghị sĩ được cho rằng đã thể hiện sự mất niềm tin vào ông Sunak, nhất là các nghị sĩ đã phản đối công khai với dự luật này.
Trong đó, cựu Bộ trưởng Di trú Robert Jenrick, người từ chức ngay sau khi dự luật Rwanda được công bố, và cựu Bộ trưởng Nội vụ Anh Suella Braverman đã kết luận trước truyền thông tại xứ sở sương mù rằng dự luật này lần lượt là “không đủ mạnh” và “thất bại từ trong trứng nước”.
Cựu Bộ trưởng Nội vụ Anh Suella Bravermann thường xuyên chỉ trích các chính sách của chính phủ nước này kể từ khi bị ông Sunak bãi nhiệm tháng trước (Ảnh: The Telegraph).
Trước khi các nghị sĩ tiến hành bỏ phiếu về dự luật Rwanda, Thủ tướng Anh Rishi Sunak còn có một mối bận tâm lớn nữa khi ông sẽ xuất hiện trước Ủy ban điều tra về cách Chính phủ Anh (dưới thời cựu thủ tướng Boris Johnson) xử lý cuộc khủng hoảng do đại dịch COVID-19 gây ra.
Hai sự kiện lớn trong tuần tới (phiên điều trần COVID-19 và buổi bỏ phiếu dự luật Rwanda) nhiều khả năng sẽ có những tác động lớn đến vai trò lãnh đạo của ông Sunak, kể từ khi vị thủ tướng gốc Ấn Độ lên nắm quyền cách đây hơn một năm.