Suy thận cấp: Nếu thận mất khả năng lọc máu do tổn thương cầu thận, các chất thải có thể tích tụ nhanh chóng trong máu. Nếu điều này xảy ra, có thể cơ thể sẽ cần lọc máu khẩn cấp - điển hình là với máy thận nhân tạo (máy lọc máu).
Bệnh thận mãn tính: Hội chứng thận hư có thể khiến thận mất dần chức năng theo thời gian. Nếu chức năng thận giảm đủ thấp, bạn có thể phải lọc máu hoặc ghép thận.
Nhiễm trùng: Những người mắc hội chứng thận hư có nguy cơ nhiễm trùng cao hơn.
Tăng tình trạng đông máu dẫn đến huyết khối tĩnh mạch chân hoặc ở những nơi khác.
Ảnh minh họa
Làm thế nào hạn chế biến chứng của hội chứng thận hư?
Theo các chuyên gia y tế, để hạn chế biến chứng của thận hư thì việc thay đổi chế độ ăn uống rất quan trọng. Cụ thể:
- Chế độ ăn ít chất béo, ít muối.
- Trao đổi kỹ với bác sĩ về lượng protein cần bổ sung và lượng nước cần nạp mỗi ngày.
- Hạn chế nằm nhiều, thay vào đó nên tích cực hoạt động nhằm giúp thải nước và ngăn ngừa tình trạng máu đông.
- Sử dụng thuốc theo chỉ định từ bác sĩ, không tự ý bỏ sử dụng thuốc, hoặc tự ý mua thuốc để điều trị.
Điều trị hội chứng thận hư tại nhà thế nào cho an toàn?
Ngoài việc điều trị thuốc theo chỉ định của bác sĩ, thay đổi chế độ ăn uống góp phần giúp người bệnh đối phó với hội chứng thận hư. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên bạn nên:
- Chọn nguồn protein tốt cho sức khỏe
- Giảm lượng chất béo và cholesterol trong chế độ ăn uống để giúp kiểm soát mức cholesterol trong máu
- Ăn chế độ ăn ít muối để giúp kiểm soát sưng (phù)
- Thuốc điều trị bệnh, chẳng hạn như steroid, có thể làm người bệnh ăn nhiều hơn và tăng cân, kèm theo các tác dụng bất lợi của thuốc. Do đó người bệnh cần kiểm soát tốt lượng tinh bột hoặc đường mình ăn vào.