Thầy giáo 9X chia sẻ 'bí quyết' đạt điểm cao thi đánh giá năng lực

Nhật Hạ | 23/02/2023, 08:34
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Kì thi Đánh giá năng lực HSA do Trung tâm Khảo thí ĐHQG Hà Nội tổ chức đang thu hút sự quan tâm của xã hội do tính chất đổi mới về cách thức đánh giá học sinh.

Kì thi Đánh giá năng lực HSA do Trung tâm Khảo thí ĐHQG Hà Nội tổ chức đang thu hút sự chú ý đặc biệt của dư luận xã hội bởi tính chất đổi mới trong cách thức đánh giá năng lực học sinh. Ba năm trở lại đây, kì thi này cũng đang trở thành một trong số những phương thức xét tuyển vào Đại học được học sinh lớp 12 trên cả nước ưu tiên lựa chọn.



Để phụ huynh và học sinh trên cả nước hiểu hơn về kì thi, đặc biệt là cách thức ôn thi, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với thầy Lê Văn Hoa - Giám đốc Trung tâm HSA Education, một trong số những giáo viên dạy Toán luyện thi Đánh giá năng lực “hot” nhất hiện nay. 

- Thầy đánh giá như thế nào về quy mô và chất lượng của kì thi Đánh giá năng lực HSA tính đến thời điểm này?

Thầy Lê Văn Hoa: Tính đến năm 2023, kì thi Đánh giá năng lực HSA của Trung tâm khảo thí ĐHQG Hà Nội tiếp tục phát triển về quy mô, số lượng các trường phối hợp lấy kết quả xét tuyển ngày một tăng và song song với đó, chất lượng của kì thi cũng ngày một đảm bảo hơn như một yêu cầu tất yếu.

- Theo thầy, kì thi Đánh giá năng lực HSA có vai trò như thế nào đối với xu hướng tuyển sinh Đại học những năm gần đây?

danhgia3.jpg
Thầy Lê Văn Hoa - Giám đốc Trung tâm HSA Education.

Thầy Lê Văn Hoa: Những năm gần đây, Bộ GD&ĐT đã cho phép các trường sử dụng đa dạng các phương thức xét tuyển; trong đó có nhiều trường đã liên kết với Trung tâm Khảo thí của ĐHQG Hà Nội để sử dụng kết quả đánh giá năng lực. Sự lựa chọn đó cho thấy sự tin tưởng của các trường đại học nói riêng và dư luận xã hội nói chung về tính khách quan và hiệu quả của kì thi này. Đồng thời, điều đó cũng cho thấy kì thi đánh giá năng lực có một vai trò rất quan trọng trong xu hướng tuyển sinh đại học.

- Với những học sinh chuẩn bị đăng ký dự thi đánh giá năng lực, thầy sẽ có lưu ý gì với các em?

Thầy Lê Văn Hoa: Việc đăng kí dự thi đã được Trung tâm Khảo thí ĐHQG Hà Nội hướng dẫn rất chi tiết trên Website và fanpage. Tôi chỉ lưu ý thêm các thí sinh là trong quá trình đăng kí nên cẩn thận làm từng bước theo chỉ dẫn, tránh việc vội vàng, hấp tấp điền thiếu hoặc sai lệch thông tin gây khó khăn cho việc chỉnh sửa, khắc phục về sau. Bên cạnh đó cũng không nên dùng quá nhiều tài khoản để đăng nhập khi đăng kí, tránh dẫn đến tình trạng nghẽn mạng.

- Được biết kì thi được chia làm nhiều đợt, kéo dài từ tháng 3 đến tháng 6 và mỗi học sinh chỉ được đăng kí tối đa 2 đợt. Vậy theo thầy, thí sinh nên đăng kí đợt thi nào để có lợi nhất cho bản thân?

Thầy Lê Văn Hoa: Việc học sinh đăng kí đợt thi nào trước hết phụ thuộc vào mong muốn của chính các em và các yếu tố khách quan như việc có đăng kí kịp đợt thi mình mong muốn hay không. Mức độ khó – dễ trong đề thi của các đợt không có sự khác biệt nên không thể khẳng định chắc chắn đợt thi nào sẽ có lợi hơn. Tuy nhiên, vì việc đăng kí đợt thi không phải lúc nào cũng được như nguyện vọng của học sinh nên các em cần chủ động đăng kí sớm.

danhgia22.jpg
Chương trình Định hướng Tân sinh viên năm 2023 do Trung tâm HSA Education tổ chức.

- Được biết, Trung tâm HSA Education do thầy phụ trách là đơn vị đầu tiên trên cả nước tổ chức thành công khóa luyện thi toàn diện đủ 7 môn học và thầy là một trong những giáo viên Toán được hàng nghìn học sinh trên cả nước theo học mỗi năm, vậy thầy có thể phân tích ngắn gọn đặc điểm bài thi Tư duy Định lượng và gợi ý cho học sinh một số phương pháp ôn thi?

Thầy Lê Văn Hoa: Bài thi Đánh giá năng lực HSA là bài thi tổng hợp gồm 3 phần có Tư duy Định lượng, Tư duy Định tính và Tư duy Khoa học. Đối với phần Tư duy Định lượng, học sinh sẽ phải hoàn thành 50 câu hỏi dạng thức trắc nghiệm và điền đáp án trong thời gian 75 phút.

Như vậy so với bài thi Tốt nghiệp, thời gian làm bài đã được rút ngắn chính vì vậy khi học sinh làm bài cần có những chiến thuật hợp lý để phân bổ thời gian phù hợp. Về mặt kiến thức, kiến thức trong đề thi được phân bổ theo tỉ lệ: 10% (lớp 10), 20%-30% (lớp 11) và 70% (lớp 12).

Đề thi hướng đến mục đích thông qua lĩnh vực Toán học đánh giá năng lực giải quyết vấn đề, suy luận, lập luận, tư duy logic, tư duy tính toán, khái quát hóa, mô hình hóa Toán học, sử dụng ngôn ngữ và biểu diễn Toán học, tư duy trừu tượng không gian…

Để giải quyết tốt những yêu cầu của bài thi, thí sinh cần chú ý đến phạm vi kiến thức liên quan như: Thống kê, phân tích biểu đồ, xác suất, lượng giác, hàm số, hình không gian, số phức... Các chuyên đề này được phân bổ đều từ lớp 10 đến 12 giúp đề thi có tính phân hóa cao. Chính vì vậy, các bạn học sinh có định hướng về mặt nội dung ôn thi và phương pháp ôn luyện phù hợp để đạt kết quả tốt nhất.

- Được biết, năm 2022 đã có nhiều học sinh của thầy đạt kết quả trên 100 điểm và có em đạt điểm Tư duy Định tính tuyệt đối 50/50. Thầy có chia sẻ “bí quyết” gì để các bạn đạt kết quả cao khi tham gia kì thi không ?

Thầy Lê Văn Hoa: Với việc kiến thức rộng và bao hàm 7 môn , học sinh khi ôn tập đánh giá năng lực cần có một định hướng và lộ trình phù hợp mới mang lại kết quả tốt được. Việc tìm kiếm tài liệu ôn tập cũng cần được chắt lọc từ những nguồn uy tín, không nên sử dụng tài liệu tràn lan. Khi ôn tập muốn đạt trên 100 thì trọng tâm các bạn vẫn phải đặt vào Toán và Ngữ văn, các môn Khoa học chúng ta tập trung vào môn thế mạnh thay vì ôn đều cả 5 môn thì sẽ hiệu quả hơn. 

- Xin cảm ơn thầy về cuộc trao đổi! 

Bài liên quan
Phổ điểm bài thi Đánh giá năng lực của ba đợt đầu tiên năm 2024
Năm 2024, kỳ thi đánh giá năng lực học sinh THPT (HSA) do ĐH Quốc gia Hà Nội tổ chức đã tiếp nhận hơn 104.000 lượt đăng ký dự thi.

(1) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Thầy giáo 9X chia sẻ 'bí quyết' đạt điểm cao thi đánh giá năng lực