Thầy giáo mầm non luôn ‘say nghề, mến trẻ’

Đình Tuệ | 02/08/2022, 06:41
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Trong 14 năm qua kể từ khi tốt nghiệp ngành sư phạm mầm non đến nay, thầy Đào Văn Toàn (SN 1987) luôn dành trọn tâm huyết, tình cảm của mình để hoàn thành tốt công việc của một “thầy nuôi dạy trẻ”.

Giáo viên mầm non cần được quan tâm hơn

Là người gắn bó với ngành giáo dục nhiều năm qua, thầy Đào Văn Toàn cũng trải qua vai trò giáo viên mầm non và bây giờ đang là cán bộ quản lý. Năm 2015, thầy đã đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp Thành phố bậc mầm non. Khi đó, thầy giáo trẻ đã có cuộc nói chuyện với thầy Nguyễn Hữu Độ khi đó đang làm Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội và thầy Nguyễn Bá Minh – Vụ trưởng Vụ Giáo dục Mầm non. Các vị lãnh đạo đều thấu hiểu nỗi vất vả của các giáo viên mầm non.

Thầy giáo mầm non luôn ‘say nghề, mến trẻ’ ảnh 2
Với thầy Toàn, để trẻ quý mến thì người giáo viên phải thực sự tâm huyết với nghề.

Đời sống giáo viên mầm non còn nhiều vất vả nhưng thu nhập vẫn chưa thể bằng các cấp học khác. Trong suốt thời gian trẻ phải nghỉ học vì dịch bệnh Covid-19, thầy Toàn cũng lập gia đình. Lúc đó thầy cũng phải tranh thủ chạy Grab để kiếm thêm thu nhập. Ngoài ra, thầy giáo Hiệu phó cũng làm thêm về lĩnh vực tổ chức sự kiện, âm thanh ánh sáng vào các ngày nghỉ hoặc lễ tết. Dù vậy, thầy vẫn cố gắng sắp xếp thời gian để đảm bảo công việc ở trường.

“Cái cốt lõi của giáo viên mầm non là mình phải yêu trẻ. Phải có niềm đam mê mới gắn bó. Mình phải nền tính và xác định tư tưởng để tránh những lúc tức giận hay cáu gắt với các con. Ngoài kiến thức nhà trường đào tạo, mình cũng tìm hiểu kỹ năng trong cuộc sống. Truyền dạy bằng nhiều hình thức mới lạ để cuốn hút trẻ con. Không gì tinh bằng trẻ, trẻ khoe với bố mẹ nay được thầy dạy cái này dạy cái kia. Từ đó, phụ huynh cũng hiểu được thầy giáo có kỹ năng dạy trẻ tốt và trẻ cũng quý thầy giáo”, thầy Hiệu phó Đào Văn Toàn cho hay.

Là một đồng nghiệp cũ tại Trường Mầm non 10-10, cô Trương Thị Ngọc Bích đánh giá: “Thầy Toàn được rất nhiều phụ huynh và học sinh tin tưởng. Ban đầu, ai cũng lo là một thầy giáo liệu có đủ bản lĩnh và sự kiên trì để theo đuổi một nghề vô cùng vất vả như giáo viên mầm non hay không. Nhưng càng làm việc cùng thì tôi càng thấy được sự quyết tâm, tinh thần phấn đấu của thầy Toàn. Mọi công việc của một giáo viên mầm non thầy đều có thể hoàn thành tốt nên chúng tôi cũng rất yên tâm”.

Chị Lê Thanh Hồng, một phụ huynh có con đã từng học lớp thầy Toàn tại Trường Mầm non 10-10 cho biết, đến nay khi đã học đến lớp 4 nhưng con gái chị vẫn rất nhớ và hay nhắc đến thầy Toàn từ hồi học mầm non. “Vợ chồng tôi đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác khi gửi con vào lớp của thầy. Không chỉ chăm các con khéo, thầy Toàn cũng hay trao đổi với phụ huynh để có phương pháp giáo dục tốt hơn, giúp trẻ được phát triển toàn diện cả thể chất lẫn tinh thần” – chị Hồng nhớ lại.

Theo cô Nguyễn Thị Cẩm Linh – Hiệu trưởng Trường Mầm non Giáp Bát, toàn trường có 39 cán bộ, giáo viên và 361 trẻ ở 11 lớp. Thầy Toàn là một giáo viên và cán bộ quản lý có năng lực, rất yêu nghề mến trẻ và được nhiều phụ huynh, học sinh quý mến. Do là đàn ông nên mọi công việc sửa chữa hay lắp đặt tại trường thầy đều rất xông xáo giúp các chị em đồng nghiệp. Dù là cán bộ quản lý nhưng thầy Toàn không bao giờ tỏ ra cao ngạo, mà trái lại rất hòa đồng với mọi người, mọi nhiệm vụ được giao đều cố gắng hoàn thành xuất sắc.
Theo giaoducthoidai.vn
https://giaoducthoidai.vn/thay-giao-mam-non-luon-say-nghe-men-tre-post602742.html
Copy Link
https://giaoducthoidai.vn/thay-giao-mam-non-luon-say-nghe-men-tre-post602742.html
Bài liên quan
Chia sẻ giải pháp cải thiện điểm thi tốt nghiệp THPT môn Tiếng Anh
Từ thực tế Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022, cô Đinh Thị Ngọc Hân - Tổ trưởng tổ Ngoại ngữ, Trường THPT Trần Đại Nghĩa (Cần Thơ) chia sẻ giải pháp giúp cải thiện điểm thi tốt nghiệp THPT môn Tiếng Anh ở các Kỳ thi tiếp theo.

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Thầy giáo mầm non luôn ‘say nghề, mến trẻ’