Thí điểm Chương trình GD mầm non mới ở 3 huyện, thành phố tại Nghệ An

Hà An | 23/03/2023, 10:44
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Thực hiện thí điểm Chương trình GDMN mới, Nghệ An chọn 3 huyện, thành phố đảm bảo đặc thù của các vùng miền để ghi nhận, đánh giá tính thực tế.

Giáo dục mầm non ở Nghệ An

Bà Nguyễn Thị Hải Yến, Phó Trưởng Phòng Giáo dục mầm non (GDMN), Sở GD&ĐT tỉnh Nghệ An cho biết: Nghệ An là địa phương thuộc khu vực Bắc Trung bộ, có diện tích tự nhiên lớn nhất cả nước, dân số hơn 3,3 triệu người với 26 dân tộc anh em sinh sống. Trên 12% là dân tộc thiểu số Thái, H’Mông, Khơ Mú, Thổ, Ơ Đu... sinh sống chủ yếu ở các huyện vùng miền núi. Nghệ An còn 170 xã thuộc vùng khó khăn.

Toàn tỉnh có 546 trường mầm non, so với năm học 2020 -2021 giảm 2 trường công lập do sáp nhập xã, tăng 13 nhóm lớp độc lập. Hiện tổng số nhóm, lớp là 7.469, trong đó 1.480 nhóm trẻ, 5.989 lớp mẫu giáo.Tổng số trẻ đến trường: 214.402 trẻ; trong đó nhà trẻ: 31.572 cháu, Mẫu giáo: 182.830 cháu; tỷ lệ huy động nhà trẻ 21.7%, mẫu giáo 87.2%, trẻ 5 tuổi 99.4%. Tỷ lệ huy động trẻ đến các CSGDMN ngoài công lập đạt 10.9% (Nhà trẻ 28.3%, mẫu giáo 8%).

Tổng số cán bộ quản lý (CBQL), giáo viên, nhân viên toàn tỉnh 18.303 người Trong đó CBQL là 1.368 người; giáo viên 12.763 người. Hiện 100 % cơ sở GDMN đã đánh giá Thông tư 19/2018/TT.BGDĐT đạt từ mức 2 trở lên trong đó có 390/546 tỷ lệ 71,5% trường được đánh giá ngoài và công nhận trường chuẩn quốc gia từ mức 2 trở lên. (chưa có trường MN nào được đánh giá đạt Mức 4 theo TT/19/2018 vì vậy các trường MN chưa có phòng tư vấn tâm lý).

Thí điểm Chương trình GD mầm non mới ở 3 huyện, thành phố tại Nghệ An ảnh 1

Hướng dẫn trẻ chơi mà học tại Trường mầm non Nghi Hòa.

Nghệ An chọn 3 trường MN tại 3 địa bàn tham gia thử nghiệm gồm Trường MN Tuổi Ngọc (Tp Vinh), Trường MN Nghi Hoa (huyện Nghi Lộc) và Trường MN Thị trấn (huyện Thanh Chương). Các trường thử nghiệm đại diện cho đối tượng có sự khác biệt về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội (đồng bằng/thành thị/vùng thuận lợi, miền núi/nông thôn/vùng khó khăn, có trẻ em là người DTTS), nhưng đều đáp ứng các điều kiện thử nghiệm Chương trình GDMN mới.

Thực tế phản ánh

Thanh Chương là một huyện miền núi nằm về phía Tây Nam của tỉnh Nghệ An. Toàn huyện có 38 trường mầm non, trong đó 37 trường công lập, 01 trường ngoài công lập. Số lượng trường đạt Kiểm định chất lượng: 28/38 trường; tỷ lệ 73,7%. Số lượng giáo viên 638, tỷ lệ 1,51 GV/lớp, theo thực tế còn thiếu 204 giáo viên. 100% CBQL, GVMN, nhân viên đảm bảo đáp ứng các yêu cầu đã nêu. Trường mầm non Thị trấn được chọn làm trường thực nghiệm, trường mầm non Thanh Lĩnh làm trường đối chứng để thử nghiệm một số nội dung của Chương trình GDMN mới.

Huyện Nghi Lộc là huyện đồng bằng ven biển của tỉnh Nghệ An, có 29 mầm non với 437 nhóm, lớp. Số lượng trường đạt các mức độ kiểm định chất lượng đến thời điểm năm 2021-2022: 27/29 trường tỷ lệ 93%. Tổng số cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên năm học 2021 - 2022: 1.104 người. Tình trạng thiếu so với nhu cầu thực tế là 171 người. Nghi Lộc chọn trường mầm non Nghi Hoa làm trường thực nghiệm, trường mầm non Nghi Trung làm trường đối chứng.

Thí điểm Chương trình GD mầm non mới ở 3 huyện, thành phố tại Nghệ An ảnh 2

Chương trình GDMN mới đang được thử nghiệm với những yêu cầu cao về tính thực tế.

Còn tại TP Vinh hiện có 67 trường mầm non (29 trường công lập, 38 trường dân lập, tư thục). Tổng số trẻ đến trường: 26.093 trẻ; trong đó: Nhà trẻ: 5.762cháu, Mẫu giáo: 20.331 cháu; Tỷ lệ huy động nhà trẻ 39%, mẫu giáo 96%, trẻ 5 tuổi 99.9%. Tỷ lệ trẻ đến các CSGDMN ngoài công lập: 34% (Nhà trẻ 27.9%, mẫu giáo 38%). Số lượng giáo viên 2122, tỷ lệ 2 GV/lớp, Thiếu 276 giáo viên theo quy định tại Thông tư 06 của Bộ Nội vụ. Thành phố Vinh lựa chọn trường mầm non Tuổi Ngọc làm trường thực nghiệm, và trường mầm non Họa Mi làm trường đối chứng.

Bà Nguyễn Thị Hải Yến cho biết, để triển khai thử nghiệm, Sở GD&ĐT đã xây dựng khung kết quả mong đợi (KQMĐ) cuối 5 tuổi và 3 tuổi trong Chương trình quốc gia. Xây dựng hệ thống chủ đề lớn/dự án. Tổ chức điều tra, lấy ý kiến của CBQL, GV, cha mẹ trẻ đối với khung KQMĐ ở trẻ. Điều chỉnh phù hợp và cụ thể hóa KQMĐ các độ tuổi. Trao đổi, lấy ý kiến của CBQL, GV, cha mẹ trẻ để hoàn thiện KQMĐ của 4 độ tuổi.

Ở cấp trường, lớp, chúng tôi đã điều chỉnh khung năng lực của tỉnh cho phù hợp với sự phát triển của trẻ em cuối 5 tuổi và cuối 3 tuổi của từng đơn vị trường và phân chia KQMĐ theo từng độ tuổi. Điều chỉnh chủ đề nhỏ trong từng chủ đề lớn của hệ thống chủ đề, dự án học tập của tỉnh và phân chia theo tháng. Xây dựng Kế hoạch giáo dục của nhà trường. Từng khối/lớp: Đối với mỗi chủ đề nhỏ, giáo viên đã xác định các nội dung giáo dục và hoạt động giáo dục gần gũi với kinh nghiệm sống của trẻ và văn hóa của địa phương để tổ chức thực hiện. - Bà Nguyễn Thị Hải Yến

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Thí điểm Chương trình GD mầm non mới ở 3 huyện, thành phố tại Nghệ An