Thiếu ngủ là gì?
Thiếu ngủ xảy ra khi một người không ngủ đủ giấc để cảm thấy tỉnh táo. Điều này có thể là do thiếu ngủ hoàn toàn (như thức suốt đêm) hoặc liên tục ngủ ít hơn mức cần thiết trong một khoảng thời gian.

Mối liên hệ giữa thiếu ngủ và tăng huyết áp
Đầu tiên, thiếu ngủ có thể thúc đẩy sản xuất các hormone gây căng thẳng như cortisol. Nồng độ cortisol tăng cao có thể dẫn đến tăng huyết áp tạm thời. Thêm nữa, thiếu ngủ có thể kích hoạt hệ thống renin-angiotensin, một hệ thống hormone đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa huyết áp.
Thiếu ngủ còn có thể kích hoạt hệ thống thần kinh giao cảm khiến các mạch máu thắt chặt làm huyết áp tăng cao.
Giấc ngủ rất quan trọng đối với sức khỏe của nội mô, lớp lót bên trong mạch máu. Khi thiếu ngủ, chức năng nội mô có thể bị tổn hại góp phần gây tăng huyết áp.
Thiếu ngủ mãn tính có thể dẫn đến kháng insulin, tình trạng cơ thể không phản ứng tốt với insulin, dẫn đến lượng đường trong máu tăng cao. Kháng insulin có liên quan đến tổn thương mạch máu, có thể làm tăng huyết áp.
Thận đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa huyết áp bằng cách kiểm soát lượng chất lỏng và các loại muối khác nhau trong máu. Sự gián đoạn giấc ngủ có thể làm thay đổi sự cân bằng muối, góp phần gây tăng huyết áp.

Giải pháp khắc phục
Nếu tình trạng thiếu ngủ trở nên mãn tính và tăng huyết áp xảy ra, nguy cơ mắc các bệnh tim mạch khác nhau sẽ tăng cao, bao gồm đau tim, đột quỵ và suy tim. Vậy nên làm gì để khắc phục tình trạng này?
Đầu tiên, ưu tiên giấc ngủ: Đảm bảo giấc ngủ từ 7-9 tiếng cho hầu hết người lớn, có thể điều chỉnh thời lượng dựa trên nhu cầu cá nhân. Duy trì ổn định giờ ngủ trong ngày. Tạo môi trường ngủ yên tĩnh và hạn chế tiếp xúc với điện thoại trước khi đi ngủ.
Nếu gặp tình trạng các rối loạn giấc ngủ thì nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia y tế.
Thường xuyên kiểm tra huyết áp, đặc biệt nếu tình trạng thiếu ngủ xảy ra thường xuyên hoặc mãn tính.
Thỉnh thoảng rối loạn giấc ngủ có thể không trực tiếp dẫn đến tăng huyết áp, nhưng chúng ta cần lưu ý để nhận biết thiếu ngủ có thể ảnh hưởng sâu sắc đến tim mạch.
Vì vậy, việc ưu tiên giấc ngủ và tìm cách điều trị mọi chứng rối loạn giấc ngủ là rất quan trọng để duy trì huyết áp khỏe mạnh.