“Thông tin được nhà trường công bố đến phụ huynh, học sinh. Do đó, những phụ huynh có con vào lớp 6 năm nay không ai phản ánh, chỉ có số ít phụ huynh lớp 7 chưa đồng thuận”, ông Hùng nói.
Ông Hùng cũng bày tỏ mong phụ huynh hiểu và đồng hành cùng nhà trường, bởi phụ huynh chưa thấy ngay được cơ sở vật chất của trường tiên tiến, hiện đại mà cần thời gian để đầu tư và xây dựng theo lộ trình qui định tại Quyết định số 07/2022/QĐ-UBND ngày 18 tháng 3 năm 2022.
Mô hình trường công lập tiên tiến, hội nhập quốc tế được TP HCM thí điểm lần đầu vào năm 2005. Hiện, 46 trường ở thành phố hoạt động theo mô hình này, gồm 16 trường mầm non, 16 trường tiểu học, 10 trường THCS và 4 trường THPT.
Theo quy định, để được công nhận là trường tiên tiến, hội nhập ở cấp THCS, trường phải có ít nhất 80% giáo viên dạy giỏi cấp trường, 30% dạy giỏi cấp quận, huyện. Tất cả giáo viên có thể sử dụng tiếng Anh giao tiếp, giáo viên ngoại ngữ có trình độ giảng dạy cao hơn hai bậc so với mức chung. Trong khi đó, ít nhất 90% học sinh tốt nghiệp đạt trình độ tiếng Anh từ A2 (bậc 2 trong khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc) trở lên.
Những trường theo mô hình này sẽ được thu phí cao hơn bình thường.
Trước đó, ngày 12/7, tại kỳ họp thứ 10 HĐND TPHCM khóa X, đã thông qua Nghị quyết 04 quy định các khoản thu và mức thu, cơ chế quản lý thu chi đối với các dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục của cơ sở giáo dục công lập trên địa bàn TPHCM năm học 2023-2024. Đây là lần đầu TPHCM đưa ra khung cho 26 khoản thu dịch vụ nhằm công khai, minh bạch việc thu chi trong trường học.
Chi tiết 26 khoản thu theo Nghị quyết 04 của HĐND TPHCM