Ông Đoàn Minh Thắng: Sở GD&ĐT đang đẩy mạnh công tác hướng nghiệp cho các khối 9 và 12. Đây là 2 khối lớp có định hình cơ bản cho việc chọn nghề khi kết thúc giai đoạn giáo dục cơ bản và giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp; đồng thời, thực hiện công tác phân luồng sau THCS và THPT.
Các trường đã làm tốt công tác tuyên truyền vận động phụ huynh và học sinh. Kết quả là 100% học sinh lớp 8 và 11 tham gia học nghề phổ thông với mục đích tìm hiểu nghề yêu thích phù hợp với bản thân và được cộng điểm khi xét tốt nghiệp. Các em đã bước đầu có cơ hội khám phá năng lực bản thân để có thể chọn ngành nghề phù hợp sau này.
PV: Ngoài ngành giáo dục, ông cho biết tình hình các đơn vị phối hợp gồm chính quyền, doanh nghiệp về hướng nghiệp cho học sinh như thế nào?
Ông Đoàn Minh Thắng: Bên cạnh việc phân công những cán bộ giáo viên có kinh nghiệm về công tác hướng nghiệp để giảng dạy và định hướng cho các em. Các đơn vị cũng đã chủ động mời các nhà khoa học, kinh tế, các diễn giả (chuyên gia), các cựu học sinh thành đạt về nói chuyện nghề nghiệp và định hướng tương lai cho các em. Các buổi nói chuyện đã cung cấp cho các em học sinh nhiều kiến thức mới về ngành nghề cũng như sự tự đánh giá năng lực bản thân khi đứng trước ngưỡng cửa chọn nghề cho bản thân.
Tùy theo tình hình thực tiễn của địa phương, các đơn vị cũng đã phối hợp tốt với chính quyền địa phương trong việc hỗ trợ các em tham quan các ngành nghề truyền thống hoặc các cơ sở sản xuất trên địa bàn (Các khu công nghiệp, công ty SCAVI,…) để các em có cơ hội tìm hiểu ngành nghề địa phương và nắm được tình hình kinh tế của địa phương các em đang sinh sống.
Học sinh Thừa Thiên - Huế thực hành điện máy trong giờ học. |
PV: Trọng tâm những khối ngành nghề nào được hướng nghiệp cho học sinh tỉnh Thừa Thiên – Huế?
Ông Đoàn Minh Thắng: Hiện nay, Thừa Thiên - Huế đang cần và thiếu một lượng lớn nguồn nhân lực công nghệ thông tin, đến 2025 cần khoảng 10 ngàn nhân lực. Vì vậy, trong định hướng về nghiệp, chúng tôi vẫn ưu tiên khuyến khích các em chọn ngành công nghệ thông tin vì thị trường Huế nói riêng và khu vực nói chung đang có nhu cầu lớn về nguồn nhân lực này.
Ngoài ra, trong định hướng phát kinh tế - xã hội của tỉnh, và khả năng tiềm tàng vốn có của Thừa Thiên - Huế về quần thể di tích, cảnh quan môi trường, hệ sinh thái đầm phá,… nên khối ngành nghề du lịch, dịch vụ nhà hàng, khách sạn, ẩm thực cũng được quan tâm trong định hướng nghề nghiệp cho học sinh.
PV: Xin cảm ơn ông!