4. Không làm ngơ với những cơn đau và những dấu hiệu bất thường
Ngón chân đau có thể làm thay đổi dáng đi của bạn, dẫn đến đau lưng, đau cổ, thậm chí nhức đầu. Ống chân đau có thể do cơ bắp nhức mỏi nhưng cũng có thể là do bị gãy xương.
Do đó, dù đang bận rộn ra sao, bạn vẫn cần phải lắng nghe các thông điệp mà cơ thể gửi đến. Những cơn đau bất thường cũng là dấu hiệu cho thấy bạn cần phải được khám và điều trị kịp thời.
5. Không dồn nén tình cảm
Khi có tâm sự hãy nói hoặc viết ra. Đừng dồn nén cảm xúc tích tụ lâu ngày trong tâm trí. Sự dồn nén cảm xúc chỉ khiến bạn thêm bức bối, khó chịu chứ không giúp giải quyết vấn đề bạn đang gặp phải.
Hãy chọn cho mình một giải pháp phù hợp với điều kiện hiện có để cân bằng cảm xúc và suy nghĩ tích cực hơn. Biểu hiện ra ngoài cũng sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch, qua đó bảo vệ sức khỏe của bạn.
6. Không quên chăm sóc bản thân
Nếu bạn chỉ quan tâm, chăm sóc cho những người xung quanh như cha, mẹ, vợ, chồng, con... mà quên đi bản thân mình thì chính bạn sẽ trở nên mệt mỏi, kiệt sức và bực bội, cáu bẳn.
Đừng quên rằng chính bạn phải khỏe mạnh, vững vàng thì những người thân mới có thể được chăm sóc đầy đủ. Hãy cùng nhau ngồi xuống, nêu hết các vấn đề và tìm giải pháp triển khai các công việc mà vẫn đảm bảo bạn có thời gian chăm sóc bản thân, khôi phục năng lượng tích cực cho cả ngày.
7. Không làm ngơ với những bệnh án trong gia đình
Khi người thân bị chuẩn đoán là mắc bệnh ung thư, tiểu đường hoặc bệnh tim, hãy cho bác sĩ của bạn biết điều đó. Nếu thấy có biểu hiện bất thường, các bác sĩ sẽ làm xét nghiệm tầm soát cho bạn.
Hãy nhớ rằng không phải tất cả các bệnh đều di truyền. Nhưng chủ động tầm soát sớm, kèm theo chế độ sinh hoạt lành mạnh sẽ giúp giảm thiểu tỷ lệ mắc bệnh của bạn.