Thực hư chuyện bác sỹ "hồi sinh" bệnh nhân Covid-19 chỉ còn 1% oxy trong máu?

VH | 27/07/2021, 16:23
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Chỉ số oxy trong máu dưới 92% đã rất nguy kịch. Ngay cả người chết, oxy trong máu cũng còn vài phần trăm. Do đó không thể có chuyện một bệnh nhân chỉ còn 1% oxy trong máu mà có thể "hồi sinh" được.

Mới đây, một bác sĩ tại TPHCM đã đăng tải thông tin về việc cứu sống thành công bệnh nhân khi chỉ số SPO2 xuống 1%. Cụ thể, khi một cụ bà 70 tuổi trong khu phong toả rơi vào nguy kịch, bác sĩ này đã hướng dẫn con trai bệnh nhân ép ngực để tăng thông khí. Nhờ phương pháp này, SPO2 của người bệnh dần lên 10% và cuối cùng là 99%.

Tuy nhiên, bài chia sẻ đã nhận về nhiều ý kiến trái chiều. Nhiều chuyên gia y tế cho rằng, bài viết không có cơ sở khoa học. Bởi, không thể có chuyện SPO2 xuống 1%. Thậm chí, nhiều người cho rằng, rất có thể do máy đo sai, hoặc bác sĩ này nhìn ... ngược máy.

Chia sẻ về SPO2, bác sĩ Nguyễn Cát Phương Vũ - Khoa Hồi sức Tích cực, Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TPHCM), giải thích: "SpO2 là viết tắt của cụm từ Saturation of peripheral oxygen - độ bão hòa oxy trong máu ngoại vi là một trong những chỉ số giúp cảnh báo sớm bệnh nhân mắc Covid-19 có dấu hiệu chuyển nặng".

Theo khuyến cáo, SpO2 là một chỉ số quan trọng, nếu chỉ số SpO2 thấp hơn 92%, bệnh nhân cần được hỗ trợ hô hấp, nhập viện và theo dõi sát diễn tiến tình trạng suy hô hấp.

spo2.jpeg
Ảnh minh hoạ.

Bác sĩ Ngô Đức Hùng - Khoa Cấp cứu A9, Bệnh viện Bạch Mai chia sẻ, máy đo SpO2 mini rất kém nhạy. Do đo độ bão hòa oxy qua mao mạch đầu ngón tay, nên máy chỉ đo chính xác ở người bình thường.

Với người bệnh, đặc biệt là suy hô hấp, khi độ bão hòa oxy máu dưới 80%, bệnh nhân sẽ rối loạn ý thức, tụt huyết áp và ngừng thở. Khi đó, máy đo này sẽ nhiễu và hầu như không đo được.

"Do đó sẽ không có con số 1%. Máy siêu nhạy trong bệnh viện cũng không đo được. Ngay cả người bệnh đã chết rồi, độ bão hòa oxy trong máu cũng còn vài phần trăm, nhưng phải đo bằng cách khác. Nhồi ngực để... giúp thở, tôi cũng nghe thấy lần đầu", bác sĩ Hùng chia sẻ.

Theo bác sĩ này, một người bệnh tổn thương phổi, suy hô hấp đến tụt oxy máu, nghĩa là lá phổi không đảm đương khả năng trao đổi khí. Nếu cấp cứu xong đo SpO2 99% nghĩa là phổi tự nhiên trao đổi khí bình thường trở lại thì đó là điều "kỳ diệu".

Bài liên quan
Phun khử khuẩn diện rộng không có tác dụng chống Covid-19
(GDTD) - Các chuyên gia y tế nhận định, việc phun khử khuẩn diện rộng không mang lại lợi ích đáng kể trong việc phòng, chống Covid-19. Trái lại, phương pháp có thể ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ người dân và gây hại môi trường.

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Thực hư chuyện bác sỹ "hồi sinh" bệnh nhân Covid-19 chỉ còn 1% oxy trong máu?