Thế nên, nói thực phẩm nào đó gây khó tiêu là không chính xác. Khi cơ thể có các triệu chứng như khó tiêu, đầy bụng, rối loạn tiêu hóa,… cần đến gặp bác sĩ để tìm hiểu nguyên nhân gây ra triệu chứng để có thể giải quyết dứt điểm vấn đề.
Liên quan đến thực phẩm, cần lựa chọn sử dụng thực phẩm hàng ngày hợp lý, sạch, đủ dinh dưỡng, phù hợp với nhu cầu mỗi người, và quan trọng nhất là duy trì một chế độ ăn hợp lý, cân bằng dinh dưỡng.
Về nguyên tắc, các chuyên gia dinh dưỡng đưa ra lời khuyên bữa ăn gia đình cần phối hợp nhiều loại thực phẩm từ 4 nhóm thức ăn chính (chất bột, đường; chất đạm; chất béo; nhiều vitamin, muối khoáng và xơ) cũng như thay đổi món thường xuyên bảo đảm khẩu phần ăn cân đối, đủ chất dinh dưỡng. Nhóm lương thực gồm gạo, ngô, khoai, sắn, mỳ... là nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu. Nhóm giàu chất đạm nên bao gồm thức ăn có nguồn gốc động vật như thịt, cá, trứng, sữa và nguồn gốc thực vật như đậu, đỗ. Ngoài ra, trong bữa ăn cần có nhóm giàu chất béo và nhóm rau quả. Trung bình ngày ăn 3 bữa. Không nên nhịn ăn sáng và bữa tối không nên ăn quá no.
Đối với mì ăn liền, thành phần trong mì ăn liền bao gồm chủ yếu là chất bột đường (40g -50g), một phần chất béo (10-13g) và chất đạm (6.8 g). Thành phần này cũng tương tự các thực phẩm khác như bánh mì, bún phở,… Do đó, người dùng cũng nên phối hợp mì ăn liền với các loại thực phẩm ở các nhóm khác để có được bữa ăn cân bằng dinh dưỡng.
Đôi khi người tiêu dùng có rối loạn tiêu hóa (trào ngược dạ dày, viêm nhiễm dạ dày), có thói quen dinh dưỡng và lối sống chưa khoa học…dẫn dến tình trạng khó chịu, khó tiêu khi sử dụng thực phẩm. Điều này cũng xảy ra với bất kỳ thực phẩm nào chứ không phải chỉ riêng mì ăn liền.
Ngoài ra, hãy thay đổi thói quen sống theo hướng tích cực hơn, có ít nhất 30 phút mỗi ngày hoạt động thể lực, từ bỏ các thói quen hút thuốc lá và uống nhiều rượu bia, loại bỏ các stress tinh thần. Đó mới là cách để khó tiêu không còn là vấn đề ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của bạn.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Táo bón ở Phụ nữ mang thai – mối liên quan đến mì ăn liền
TS.BS. Trương Hồng Sơn - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Tổng hợp