Ngoài ra, tiêu thụ thức ăn nhanh và chế biến sẵn thường xuyên có thể dẫn đến cảm giác uể oải, thiếu năng lượng.
Rượu
Một số người uống rượu như cách để đối phó với sự tức giận hoặc căng thẳng, song đây là phương pháp không lành mạnh.
Rượu có thể làm giảm khả năng phán đoán và ra quyết định, giảm sự ức chế và tăng cường cảm xúc tiêu cực.
Đồ uống có cồn cũng có thể làm gián đoạn giấc ngủ, gây tăng sự cáu kỉnh và giảm khả năng phục hồi cảm xúc.
Thức ăn cay
Thức ăn cay có thể làm tăng nhiệt độ cơ thể tạm thời và có thể kích hoạt phản ứng tương tự như "chiến đấu hay bỏ chạy".
Đây là phản ứng của cơ thể khi rơi vào trạng thái sinh tồn, làm tăng cảm giác tức giận hoặc căng thẳng. Ngoài ra, thức ăn cay gây khó chịu về tiêu hóa, góp phần gây ra cảm giác thất vọng hoặc khó chịu.
Carbohydrate tinh chế
Thực phẩm giàu carbohydrate tinh chế, ví dụ như bánh mì trắng, bánh ngọt, có thể gây tăng và giảm đột ngột lượng đường trong máu.
Điều này có thể gây thay đổi tâm trạng, cáu kỉnh và giảm sự ổn định cảm xúc, tăng cảm giác tức giận.