Nguyên nhân gây suy giảm thính lực
Ngoài tiếng ồn, thói quen chăm sóc tai không tốt cũng là nguyên nhân chính gây suy giảm thính lực.
1. “Nấu cháo” điện thoại
Rất nhiều bạn trẻ thích “tám”, “nấu cháo” điện thoại hàng tiếng đồng hồ. Tuy nhiên, nếu bạn nghe điện thoại thường xuyên hoặc trong thời gian dài, giống như đeo tai nghe, tai sẽ liên tục tiếp xúc với tiếng ồn, điều này sẽ gây hại cho thính giác và còn có thể gây điếc.
2. Ngoáy tai bằng vật cứng
Một số người có thói quen ngoáy tai, đặc biệt thích dùng vật cứng, điều này không những dễ làm tổn thương ống tai mà còn làm tổn thương màng nhĩ, vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào ống tai, làm gia tăng khả năng nhiễm trùng, làm hỏng thính giác.
3. Thường xuyên đi bar, nơi ồn ào
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, 37% các trường hợp khiếm thính có liên quan tới tiếng ồn. Do đó, bạn nên hạn chế tới các quán bar, địa điểm giải trí ồn ào, nơi đông đúc.
Đối với những người bị cảm lạnh hoặc quá mệt mỏi, lúc này do khả năng miễn dịch yếu, nếu bị tiếng ồn có âm lượng cao “tấn công”, họ có thể bị điếc đột ngột.
4. Hít hoặc xì mũi thật mạnh
Hỉ hoặc xì mũi mạnh có thể khiến chất nhầy di chuyển từ đường thở ra ngoài, gây ra sự thay đổi áp suất trong tai. Một phần nước mũi đi vào xoang có thể gây viêm xoang, nước mũi chui vào ống lệ có thể gây nhiễm trùng kết mạc và viêm tai giữa.
Để thính giác không bị tổn thương và đôi tai khoẻ mạnh, bạn nên từ bỏ những thói quen này càng sớm càng tốt. Một khi có bất thường, bạn nên đến bệnh viện để được điều trị y tế kịp thời.
5 Xử lý sai cách khi hạ và cất cánh máy bay
Khi máy bay cất cánh hoặc hạ cánh, áp suất không khí trong buồng lái sẽ thay đổi theo, đồng thời khí trong khoang khí cũng giãn ra hoặc co lại tương ứng. Nếu không thể nhanh chóng cân bằng áp suất không khí trong khoang tai giữa, rất dễ gây ra bệnh viêm tai giữa.
Do đó, trong quá trình cất cánh hoặc hạ cánh, cần chủ động nuốt nước bọt hoặc nuốt không khí để giữ cho vòi nhĩ luôn ở trạng thái mở liên tục, có lợi cho việc duy trì cân bằng áp suất không khí trong và ngoài tai giữa.