Nhóm nghiên cứu đã sử dụng những mô phỏng phân giải cao về sự sáp nhập thiên hà để tìm hiểu về cách mà các lỗ đen siêu nặng lớn lên và tác động của chúng tới thiên hà nơi chúng ở. Bằng cách tạo ra mô hình mới về các đám mây phân tử, họ thấy rằng sự lớn lên của các lỗ đen ban đầu diễn ra nhờ sự bồi tụ vật chất của những đám mây này khi các thiên hà sáp nhập.
Nhờ lực hấp dẫn, những đám mây phân tử lớn rơi vào trung tâm thiên hà dễ dàng và nhanh chóng làm tăng tốc độ tạo sao của thiên hà, làm tăng lượng "thức ăn" mà lỗ đen cần để lớn lên. Cơ chế này cho phép các lỗ đen có khối lượng ban đầu chỉ vài triệu lần Mặt Trời lớn lên nhanh để có thể đạt tới hàng tỷ lần khối lượng Mặt Trời. Nó giải thích được một cách phù hợp những quan sát đã có về các thiên hà sáp nhập và lỗ đen của chúng.
"Kết quả nghiên cứu của chúng tôi có thể mang lại cho mọi người hiểu biết sâu hơn về tiến hóa thiên hà. Chúng tôi trông đợi rằng sẽ có nhiều kết quả quan sát hơn để xác minh kết luận này," tác giả chính của nghiên cứu là Chi-Hong Lin cho biết.
R.T
Theo Phys.org