Thực phẩm “vàng” cho sức khỏe
TS Điền ví đây là những thực phẩm “vàng” bởi các công dụng “thần kỳ” như hỗ trợ tiêu hóa, kiểm soát chỉ số đường trong máu, giảm cân, tăng sức đề kháng, giảm huyết áp, hỗ trợ tim mạch, giảm cholesterol có hại, tăngcholesterol có lợi, bổ não, hạn chế sự phát triển của tế bào ung thư, cải thiện trí nhớ, đẹp da, sáng mắt, tăng hồng cầu, làm chắc xương, bổ máu (đặc biệt tốt cho phụ nữ mang thai)…
Để thu được các sản phẩm này, nhóm của ông đã thực nghiệm bằng 3 kỹ thuật sản xuất khác nhau: Sấy thăng hoa, sấy phun và sấy thùng quay. Theo nghiên cứu, kỹ thuật sản xuất có mức độ ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm đầu ra, đặc biệt là đối với các chỉ tiêu quan trọng như độ hòa tan, hàm lượng các hoạt chất/vitamin trong sản phẩm.
Các vấn đề cần lưu ý, kiểm soát trong quá trình sản xuất là 2 chỉ tiêu chất lượng đặc thù của dòng sản phẩm bột trái cây gồm hàm lượng chất xơ và hàm lượng vitamin, khả năng chống oxy hóa (so với trái cây tươi nguyên liệu). Kỹ thuật áp dụng có những tiêu chuẩn khác nhau để đáp ứng một cách linh hoạt yêu cầu của thị trường.
Hệ thống được thiết kế để vận hành theo mẻ. Các công đoạn đều vận hành trong điều kiện thông thường: Môi trường không khí bình thường, nhiệt độ chế biến cho các sản phẩm được khống chế để hạn chế việc mấtvitamin.
Hệ thống có thể chế biến được nhiều loại nguyên liệu (trái cây khác nhau) nên có thể gia tăng hệ số vận hành (do nguồn cung trái cây phụ thuộc mùa vụ).
Tuy nhiên, TS Tô Vũ Thanh Điền cho biết, các thực nghiệm này hiện mang tính chất tham khảo và cần có sự phối hợp của các chuyên gia trong nhiều lĩnh vực để hoàn thiện kết quả.
Nếu được đầu tư đúng hướng, Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội sản xuất và xuất khẩu dòng sản phẩm trên. Những yếu tố thuận lợi và các điều kiện mới sẽ là lợi thế cho các nhà sản xuất Việt Nam xâm nhập và chiếm lĩnh thị trường rất hấp dẫn này trong tương lai gần.