Tổng thống Lukashenko nói thêm rằng ông chỉ bày tỏ ý kiến của riêng mình, có thể không nhất thiết phù hợp với quan điểm của Nga. Mátxcơva chưa bình luận về phát ngôn của nhà lãnh đạo Belarus.
Tổng thống Kazakhstan - ông Kassym-Jomart Tokayev tuần trước nói rằng “ngay cả vũ khí hạt nhân bây giờ cũng có thể dùng chung”, ám chỉ mức độ liên kết chặt chẽ giữa Nga và Belarus, điều mà ông tuyên bố là khác với mức độ liên kết của các thành viên khác trong Liên minh kinh tế Á-Âu, bao gồm cả Armenia, Kazakhstan và Kyrgyzstan.
Tổng thống Nga Vladimir Putin hồi tháng 3 tuyên bố vũ khí hạt nhân của nước này sẽ được triển khai tại Belarus. Hôm 27/5, ông Lukashenko cho biết, “ việc triển khai vũ khí hạt nhân đã bắt đầu .”
Nga nhiều lần tuyên bố rằng số vũ khí này không được chuyển giao cho Belarus và Mátxcơva có toàn quyền kiểm soát chúng.
Tin tức về việc triển khai vũ khí hạt nhân ở Belarus đã vấp phải sự chỉ trích từ Washington. Tổng thống Mỹ Joe Biden nói với các nhà báo rằng ông cảm thấy "cực kỳ tiêu cực" về diễn biến này.
Đại sứ quán Nga tại Washington phản hồi rằng “chủ quyền" của Nga là đưa ra các quyết định nhằm tăng cường an ninh cho đồng minh của mình. Đại sứ quán cũng nhấn mạnh thực tế là Mỹ có kho vũ khí hạt nhân ở châu Âu.
Hiện tại, vũ khí hạt nhân chiến thuật của Mỹ đã có mặt tại năm quốc gia Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) ở châu Âu là Bỉ, Đức, Ý, Hà Lan và Thổ Nhĩ Kỳ.