Động thái trên có vẻ phù hợp với những phát biểu gần đây của Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu, trong đó ông này cho biết Moscow có kế hoạch tăng cường cung cấp vũ khí hiện đại cho quân đội vào năm 2025.
“Chúng tôi tiếp tục xây dựng sức mạnh chiến đấu của Lực lượng vũ trang, bao gồm thông qua việc cung cấp vũ khí hiện đại và cải thiện việc huấn luyện quân đội dựa trên kinh nghiệm của một chiến dịch quân sự đặc biệt”, ông Shoigu nói với hãng tin Interfax của Nga.
Bà Nina Khrushcheva, giáo sư về Quan hệ quốc tế tại The New School ở thành phố New York, nhận định rằng Tổng thống Putin "sẽ không bỏ cuộc. Ông ấy sẽ không dao động, sẽ không chớp mắt, ông ấy sẽ không nhượng bộ."
Bà Khrushcheva nói rằng Tổng thống Nga đang "chờ đợi" với hy vọng sự ủng hộ của phương Tây dành cho Ukraine sẽ lung lay.
Mỹ và các đồng minh phương Tây khác đã hỗ trợ Ukraine trong suốt cuộc xung đột bằng cách gửi viện trợ và vũ khí quan trọng.
Tuy nhiên, một số chính trị gia ở Mỹ, đặc biệt là đảng Cộng hòa, ngày càng chỉ trích số tiền chi tiêu cho Ukraine.
Các đồng minh châu Âu ngày càng lo ngại rằng nếu một ứng cử viên theo đường lối cứng rắn của Đảng Cộng hòa, chẳng hạn như ứng cử viên đang dẫn đầu Donald Trump, giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống vào năm 2024, viện trợ cho Ukraine sẽ bị cắt giảm đáng kể.