Theo ông Xiong Bingqi, giảm trọng số tiếng Anh trong các kỳ thi không thể giải quyết vấn đề. Thay vào đó, nên trao quyền tự chủ cho các trường đại học trong việc đặt ra yêu cầu đối với sinh viên đăng ký vào các chuyên ngành khác nhau. Bằng cách này, sinh viên có thể chọn theo đuổi trình độ ngôn ngữ dựa trên chuyên ngành, trường đại học và nghề nghiệp tương lai.
Điều đó đồng nghĩa con người có thể tiếp cận kiến thức nếu họ có trình độ tiếng Anh tốt.
“Dù tranh cãi về giáo dục tiếng Anh tại Trung Quốc ngày càng tăng trong những năm gần đây, việc phủ nhận hoàn toàn đóng góp của ngôn ngữ này là không hợp lý”, ông Jiang bày tỏ.
Đây không phải lần đầu tiên các nhà lập pháp, học giả đề xuất giảm trọng số tiếng Anh trong hai kỳ tuyển sinh quan trọng. Năm 2021, học giả Xu Jin đã đề xuất bỏ tiếng Anh là môn học chính như tiếng Trung và Toán học.
Tuy nhiên, ông Dong Hongchuan, Chủ tịch Đại học Nghiên cứu Quốc tế Tứ Xuyên, lại cho rằng, các đề xuất giảm tầm quan trọng của giáo dục tiếng Anh nên được xem xét cẩn thận vì việc tăng cường giáo dục tiếng Anh phù hợp với mục tiêu mở cửa chất lượng cao của đất nước.
“Chính sách mở cửa cơ bản không thay đổi. Nếu chúng ta không hiểu ngoại ngữ, chúng ta không thể hiểu được sự phát triển của các quốc gia khác”, ông Dong bày tỏ.
Ông Xiong Bingqi, Giám đốc Viện Nghiên cứu Giáo dục Thế kỷ 21, giải thích lý do của sự hoài nghi về giáo dục tiếng Anh bắt nguồn từ việc dạy ngoại ngữ này theo định hướng thi cử không hiệu quả đối với người Trung Quốc.
Theo China Daily