Trị bệnh 'ngại học' từ chuyển đổi số trong giáo dục

Đăng Chung | 15/01/2023, 17:30
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Không chỉ thí điểm chuyển đổi số, ngành GD&ĐT Bắc Giang chủ động xây dựng phần mềm số, kho học liệu mở, tăng kỹ năng tự học cho học sinh...

Sau một năm thực hiện thí điểm về CĐS trong giáo dục, Trường THCS Việt Tiến (huyện Việt Yên) đã thu được những kết quả rất tích cực, chất lượng giáo dục được nâng lên, điểm trung bình các môn thí điểm đều cao hơn mặt bằng chung của huyện. Cơ sở vật chất Trường THCS Việt Tiến cũng được tăng cương theo hướng đồng bộ, hiện đại đáp ứng tốt yêu cầu đổi mới giáo dục trong thời đại công nghệ 4.0.

Đặc biệt, Nhà trường được UBND huyện Việt Yên trang bị hệ thống mạng Intenet tốc độ cao, mang Wifi, mạng lan đồng bộ, lắp đặt 5 phòng học công nghệ minh với các trang thiết bị CNTT hiện đại (tivi tương tác thông minh, camera nhân diện khuôn mặt, hệ thống âm thanh, …), hỗ trợ 20 máy tính xách tay. Sở GD&ĐT Bắc Giang hỗ trợ 10 máy tính để bàn và 5 tivi smart. Tổng kinh phí hỗ trợ của UBND huyện Việt Yên và Sở GD&ĐT để Trường THCS Việt Tiến thực hiện thí điểm về chuyển đổi số trong giáo dục là gần 1 tỷ đồng.

Từ kết quả thí điểm tại Trường THCS Việt Tiến, năm học 2022-2023 Phòng GD&ĐT Việt Yên đã chỉ đạo các trường Tiểu học, THCS trên địa bàn tích cực thực hiện CĐS, ứng dụng hiệu quả CNTT trong quản lí, chỉ đạo, điều hành và tổ chức các hoạt động giáo dục của đơn vị. Trong đó, quản lí chặt chẽ và khai thác hiệu quả CSDL ngành, tăng cường sử dụng hồ sơ điện tử (sổ điểm điện tử, học bạ điện tử, …); tập huấn, hướng dẫn giáo viên các trường TH, THCS phương pháp dạy học theo mô hình “lớp học đảo ngược” trên nền tảng công nghệ phù hợp với điều kiện thực tế.

Phòng GD&ĐT huyện Việt Yên cũng chỉ đạo, định hướng các trường xây dựng nguồn học liệu số dung chung trong đơn vị để tiến tới dùng chung cho toàn huyện. Rà soát hệ thống các phòng tin học, máy tính trong các trường MN, TH, THCS và hệ thống mạng Internet, wifi, mạng lan, tham mưu UBND huyện Việt Yên đầu tư kinh phí mua sắm trang thiết bị tin học, trang bị hạ tầng CNTT cho các trường đảm bảo đồng bộ, hiện đại, đáp ứng yêu cầu đổi mới và hội nhập quốc tế trong giáo dục.

Để chủ động trong CĐS, mới đây (12/2022) sau gần 17 tháng triển khai, phần mềm https://baitap12bg.bacgiang.gov.vn (baitap12bacgiang) đã ra đời. Đây là phần mềm học tập có giao diện bắt mắt, thân thiện, tập trung vào 3 môn học (Toán, Tiếng Việt và Tiếng Anh) để học sinh trên địa bàn tỉnh Bắc Giang tự ôn luyện mọi lúc, mọi nơi hoàn toàn miễn phí.

Trị bệnh 'ngại học' từ chuyển đổi số trong giáo dục ảnh 2

Ông Nguyễn Văn Thêm - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Bắc Giang.

Ông Nguyễn Văn Thêm - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Bắc Giang kiêm Chủ nhiệm Đề tài phát triển phần mềm baitap12bacgiang cho biết, Chương trình GDPT 2018 được xây dựng theo hướng mở, trao quyền chủ động, sáng tạo trong lựa chọn nội dung và phương pháp giáo dục cho phù hợp. Do vậy, ứng dụng baitap12bacgiang được kỳ vọng trở thành công cụ hữu ích để cả GV, PHHS đồng hành cùng con trong quá trình học tập trên môi trường số.

“Học liệu trực tuyến (e-learning) phổ biến hiện nay giúp người học, người dạy tiếp cận mọi lúc, mọi nơi, tiết kiệm chi phí và công sức tra cứu, thực hành. Tuy vậy, trên mạng có quá nhiều các hệ thống học trực tuyến, người học thường lúng túng trong việc lựa chọn và do đó hiệu quả học tập không cao.

Do vậy, nhóm nghiên cứu đã bắt tay nghiên cứu hệ thống học chuẩn chỉ, chính thống theo Chương trình GDPT 2018, chú trọng các môn Toán, Tiếng Việt, Tiếng Anh. Hệ thống tích hợp tích năng lưu trữ để tái sử dụng nhiều lần. Ngoài ra nhiều HS tiểu học rất “ngại” làm bài tập về nhà và nhanh chán nếu kiến thức khô cứng vì vậy công cụ học được thiết kế sinh động, nhiều màu sắc, hoạt hoạ, tương tác cao như trắc nghiệm, điền từ, nối, sắp xếp, tô màu. HS sẽ bị cuốn và chơi trò chơi chứ không nghĩ đang học…”, ông Nguyễn Văn Thêm chia sẻ.

Hiện có hơn 70 nghìn học sinh tiểu học (chiếm 91% học sinh lớp 1 và 2) tại Bắc Giang đã sử dụng thử nghiệm hệ thống học liệu trực tuyến nên việc triển khai không gặp nhiều khó khăn. Theo nhóm đề tài, từ học kỳ II năm học 2022-2023, Sở GD&ĐT sẽ đề xuất chính thức triển khai ứng dụng phần mềm này tại các trường tiểu học trên địa bàn tỉnh. Hằng năm, Sở GD&DT sẽ điều chỉnh, bổ sung để nội dung bài tập ngày càng phong phú, hấp dẫn hơn.

Theo giaoducthoidai.vn
https://giaoducthoidai.vn/tri-benh-ngai-hoc-tu-chuyen-doi-so-trong-giao-duc-post622732.html
Copy Link
https://giaoducthoidai.vn/tri-benh-ngai-hoc-tu-chuyen-doi-so-trong-giao-duc-post622732.html
Bài liên quan
Giảng viên trẻ miệt mài góp sức chuyển đổi số
Sinh ra và lớn lên tại thành phố Đà Nẵng, chứng kiến sự đổi thay từng ngày của quê hương, Tiến sĩ Trần Hoàng Vũ (sinh năm 1980, Trưởng khoa Điện - Điện tử, trường Đại học Sư phạm kỹ thuật - Đại học Đà Nẵng) luôn có khát vọng góp sức nhỏ của mình cho sự phát triển của thành phố.

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Trị bệnh 'ngại học' từ chuyển đổi số trong giáo dục