Trường học hạnh phúc: Niềm vui nhân lên, nỗi buồn san sẻ

Minh Phong | 08/04/2022, 17:53
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Trường học hạnh phúc là khi mỗi học sinh cảm nhận được sự ấm áp, yêu thương từ thầy cô, bạn bè với niềm vui được nhân lên và nỗi buồn được san sẻ.

Những thông tin em nói làm tôi bất ngờ. Tôi không nghĩ trong hoàn cảnh khó khăn đó mà em vẫn cố gắng trụ được và học tập tốt. Thế mới nói, cách giáo viên và học sinh hiểu nhau, tương tác với nhau cũng không quá khó nếu mình tin vào cách làm đúng là: lắng nghe để thấu hiểu” – cô Huyền bày tỏ.

TS Ngô Xuân Hiếu và thầy cô giáo tham gia Chương trình tập huấn Kiến tạo ngôi trường hạnh phúc tại trường THCS Đại Mỗ. Ảnh tư liệu

Hạnh phúc đến từ những điều giản dị

TS Ngô Xuân Hiếu - Phó Trưởng bộ môn Quản lý Giáo dục, Trường ĐH Thủ đô Hà Nội – nhìn nhận: Hạnh phúc với người học đôi khi rất giản dị, một lời hỏi thăm, nhắn nhủ, động viên; một lời phê, nhận xét chính xác, chân tình; một giờ giảng hay, hấp dẫn; một phong cách giản dị, trong sáng, mực thước với trí tuệ uyên bác của thầy cô đều để lại những ấn tượng, hình ảnh đẹp sẽ theo người học suốt cuộc đời.

Hạnh phúc còn là khi nỗ lực, cố gắng của người học được đền đáp, ghi nhận qua những điểm số chính xác, bằng những phần thưởng nho nhỏ động viên; là sự chân thành, hồn nhiên, trong sáng của tình bạn… “Giáo viên tôn trọng học sinh, yêu nghề, biết lắng nghe, biết cống hiến… còn học sinh yêu trường, yêu lớp, quý mến cô… thì tiết học đó chắc chắn sẽ hạnh phúc” - TS Ngô Xuân Hiếu trao đổi.

TS Nguyễn Văn Hòa - Người sáng lập, Chủ tịch HĐQT Hệ thống trường chất lượng cao Nguyễn Bỉnh Khiêm (Hà Nội) – nhấn mạnh, nói hạnh phúc không phải là đến trường để vui chơi thoải mái. Hạnh phúc phải là tạo cho học sinh hứng thú khi học tập, tham gia các hoạt động. Khi đó, bản thân các em tự giác tham gia, tự chủ trong việc học và các hoạt động. Học sinh sẽ không bị áp lực, kết quả học tập, rèn luyện sẽ tốt hơn.

“Kỷ luật áp lực, áp đặt, hà khắc thì chỉ nhận được sự phản ứng đối phó, kỷ luật đó không vững chắc. Trường học hạnh phúc là thực hiện kỷ luật tự giác, tự thân” - TS Nguyễn Văn Hòa nói.

Trường học hạnh phúc là thực hiện kỷ luật tự giác, tự thân.

Viện dẫn, Trường Nguyễn Bỉnh Khiêm là trường có nền nếp, kỷ luật tốt bởi; TS Nguyễn Văn Hòa cho hay: điều này do chính học sinh xây dựng. Các em muốn hạnh phúc phải xây dựng lớp học của mình một cách tốt nhất, giúp đỡ nhau, cùng nhau xây dựng. Trong không khí thân thiện, an toàn, học sinh thực hiện tốt nền nếp của nhà trường. Các em học ra học, chơi ra chơi.

“Chúng tôi coi việc xây dựng trường học hạnh phúc, giờ học hạnh phúc, học sinh hạnh phúc là nền tảng để có được nền nếp, kỷ cương và chất lượng giáo dục. Nếu chúng ta đi ngược lại "quy trình" này, đề cao kỷ luật, kỷ cương trước hết trong giáo dục học trò thì sẽ không có được nền nếp, kỷ luật bền vững” - TS Nguyễn Văn Hòa trao đổi.

Theo giaoducthoidai.vn
https://giaoducthoidai.vn/trao-doi/truong-hoc-hanh-phuc-niem-vui-nhan-len-noi-buon-san-se-dlOxWIU7R.html
Copy Link
https://giaoducthoidai.vn/trao-doi/truong-hoc-hanh-phuc-niem-vui-nhan-len-noi-buon-san-se-dlOxWIU7R.html
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Trường học hạnh phúc: Niềm vui nhân lên, nỗi buồn san sẻ