Nhiều trường học tại Nghệ An đang tích cực đưa dạy bơi vào chương trình chính khóa. Qua đó, vừa tạo hứng thú cho học sinh đến trường, vừa trang bị kỹ năng sinh tồn cơ bản cho các em.
Trong mỗi buổi học, để đảm bảo an toàn, ngoài giáo viên Thể dục, còn có giáo viên chủ nhiệm và Tổng phụ trách đội tham gia quản lý, quan sát học sinh. Trong ảnh, cô Nguyễn Thị Thu Trang - GV chủ nhiệm lớp 1 Trường Tiểu học Việt - Anh động viên 1 bạn học sinh để em bình tĩnh khi ở dưới nước.Dưới sự hướng dẫn của thầy giáo, sau vài buổi học, nhiều bạn đã biết nổi và lấy hơi để tập bơi.Sau mỗi buổi học bơi, các bạn học sinh thích thú khi được vui chơi tự do dưới nước.Bể bơi thông minh của Trường THPT Nghi Lộc 2 (huyện Nghi Lộc, Nghệ An) trị giá 600 triệu đồng, do nhà trường huy động cựu học sinh các khóa quyên góp, ủng hộ xây dựng.Bể bơi Trường THPT Nghi Lộc 2 đã đi vào hoạt động gần 1 tháng nay. Do số lượng học sinh đông, nên thời gian đầu nhà trường cho học sinh tự tập luyện có giám sát, quản lý của giáo viên. Sau đó sẽ khảo sát, kiểm tra để phân loại, những em nào chưa biết bơi sẽ được chia thành từng nhóm lớp để dạy bơi cho đến khi thành thạo.Ngoài phục vụ việc dạy bơi cho học sinh của mình, Trường THPT Nghi Lộc 2 còn mở cửa bể bơi cho trẻ em tiểu học, THCS ở trong vùng vào vui chơi, tập bơi. Theo thầy Nguyễn Văn Phương - Hiệu trưởng nhà trường: "Mục đích của việc mở cửa nhằm thu hút trẻ em vào bể bơi có sự quản lý, giám sát của người lớn, hạn chế ra ao hồ tắm mát tiềm ẩn nguy hiểm. Hiện kinh phí vận hành bể bơi do nhà trường hỗ trợ miễn phí. Về lâu dài, có thể nhà trường sẽ thu một khoản phí nhỏ để phục vụ bảo dưỡng bể bơi, trả tiền điện nước...".
Theo báo cáo của Sở GD&ĐT Nghệ An, hiện toàn tỉnh có 121 bể bơi đi vào hoạt động, trong đó có 64 bể bơi cố định, còn lại là bể bơi di động. Tuy nhiên, số bể bơi trong trường học rất ít. Vì vậy, việc vận dụng linh hoạt điều kiện thực tế để triển khai dạy học bơi, trang bị kỹ năng phòng tránh tại nạn đuối nước cho học sinh đang được khuyến khích nhân rộng.
Bình luận của bạn đã được gửi và sẽ hiển thị sau khi được duyệt bởi ban biên tập.
Ban biên tập giữ quyền biên tập nội dung bình luận để phù hợp với qui định nội dung của Báo.
Báo Giáo dục và Thời đại trân trọng giới thiệu toàn văn Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Phiên khai mạc Hội nghị Trung ương lần thứ mười hai Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII:
Ngày 18/7, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội ban hành Quyết định số 1621/QĐ-SGDĐT phê duyệt điểm chuẩn trúng tuyển bổ sung vào lớp 10 Trung học phổ thông công lập năm học 2025 - 2026.
Chiều 18/7, tỉnh Hưng Yên tổ chức Hội nghị tuyên dương học sinh đạt thủ khoa toàn quốc khối A00 trong Kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông năm 2025 nhằm kịp thời động viên và lan tỏa tinh thần hiếu học của học sinh đạt thành tích xuất sắc.
Báo Thiếu niên Tiền phong & Nhi đồng và Ban Thanh niên Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động tổ chức các chương trình giáo dục trải nghiệm “Không chạm màn hình cùng Cảnh sát cơ động”.
Mong muốn vươn tầm thế giới của toán học Việt Nam không chỉ dừng lại ở mục tiêu dẫn đầu, mà còn cần hướng tới những đỉnh cao danh giá như giải thưởng Fields, Nobel.
Chiều 18/7, Trung ương thảo luận tiêu chuẩn, cơ cấu và phân bổ đại biểu dự Đại hội 14, cùng phương hướng nhân sự và các dự thảo văn kiện trình đại hội.
Trong hai ngày 17–18/7, Đảng bộ Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) đã tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ VII, nhiệm kỳ 2025–2030. Đại hội diễn ra trong bối cảnh đất nước đang chuyển mình mạnh mẽ, đặt ra yêu cầu cao về vai trò dẫn dắt, đổi mới sáng tạo trong giáo dục đại học.
Báo Thiếu niên Tiền phong & Nhi đồng và Ban Thanh niên Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động tổ chức các chương trình giáo dục trải nghiệm “Không chạm màn hình cùng Cảnh sát cơ động”.
Nhiều trường đại học tại TP Hồ Chí Minh và khu vực phía Nam đã công bố điểm sàn xét tuyển đại học năm 2025. Mức điểm sàn theo phương thức điểm thi tốt nghiệp THPT có xu hướng giảm so với năm trước, dao động phổ biến từ 15 đến 24 điểm tùy ngành và trường, trong đó nhiều ngành công nghệ, kỹ thuật ghi nhận mức giảm từ 1 - 7 điểm.