Truyền thông trong trường học: Tư tưởng không thông 'vác bình tông cũng nặng'

24/10/2023, 10:56
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Các chuyên gia, đại biểu Quốc hội cho rằng chia sẻ về truyền thông giáo dục đóng vai trò quan trọng trong triển khai Nghị quyết 29-NQ/TW của Trung ương Đảng về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo.

Từ năm 2013, sau khi được phổ biến Nghị quyết 29, nhà trường nhận thức đây là một trong những nội dung chỉ đạo trực tiếp đến lĩnh vực chuyên môn. Theo đó, nhà trường triển khai tuyên truyền sâu rộng tới đội ngũ đảng viên chi bộ, đặc biệt đảng viên có ảnh hưởng trực tiếp đến đổi mới căn bản, toàn diện dạy và học như: Giảng viên, cán bộ khối tổ chức đào tạo, công tác học sinh, sinh viên…

Việc tuyên truyền thông qua trao đổi, phổ biến Nghị quyết 29 tới từng đảng viên và những chuyên đề riêng khi họp chi bộ. Trên cơ sở đó tạo chuyển biến tích cực trong triển khai. Đơn cử, nhà trường chú trọng đổi mới công tác tuyển sinh. Hằng năm, Trường ĐH FPT công khai Đề án, xác định chỉ tiêu tuyển sinh và đăng tải trên website để phụ huynh, người học nắm được.

Đặc biệt, từ năm 2020, nhà trường triển khai và áp dụng phương thức xét tuyển SchoolRank. Đây là công cụ tra cứu, xếp hạng học sinh THPT đầu tiên do Trường ĐH FPT thực hiện và phát triển dựa trên phương pháp luận ATAR - Công cụ xếp hạng tuyển sinh của Úc. Đây được xem như tiêu chí chính để học sinh tham gia xét tuyển vào các trường ĐH tại Úc.

SchoolRank FPT hoạt động dựa trên công thức của phương pháp luận ATAR được chuẩn hóa và phù hợp nền giáo dục Việt Nam với 3 bảng xếp hạng theo học bạ THPT; học bạ giáo dục thường xuyên (cấp THPT); kết quả thi tốt nghiệp THPT. Kết quả từ SchoolRank giúp việc đánh giá học lực học tập của học sinh khách quan, từ đó xây dựng lộ trình rèn luyện phù hợp.

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Hà (đoàn Bắc Ninh): Phụ thuộc vào tư duy, nhận thức người đứng đầu

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Hà. ảnh 3
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Hà.

Sau 10 năm triển khai Nghị quyết 29, tôi nhận thấy công tác truyền thông có vai trò quan trọng. Kết quả thực hiện Nghị quyết tốt hay không phụ thuộc nhiều vào yếu tố này. Truyền thông giúp thay đổi tư duy, nhận thức và hành động.

Tôi được biết, truyền thông giáo dục là một trong 5 giải pháp cơ bản được ngành Giáo dục thực hiện khi triển khai Nghị quyết 29. Đơn cử, năm học 2023 – 2024, Bộ GD&ĐT xác định 12 nhiệm vụ trọng tâm, trong đó có tăng cường công tác truyền thông giáo dục.

Chủ trương là vậy nhưng thực tế cho thấy, ở nhiều cơ sở giáo dục và đào tạo chưa coi trọng công tác này. Một phần do tư duy, nhận thức của người đứng đầu nên “bỏ qua” hoặc làm cho có dẫn đến những hệ quả không mong muốn. Chẳng hạn: Còn một số cán bộ, viên chức ngành Giáo dục chưa nắm được mục tiêu, nhiệm vụ giải pháp của Nghị quyết 29. Nhiều chủ trương, chính sách của ngành Giáo dục không đi vào cuộc sống do cán bộ quản lý, giảng viên, giáo viên không hiểu biết nên chưa làm hoặc làm qua loa, chiếu lệ dẫn đến chính sách không được thực thi hoặc thực thi kém hiệu quả.

Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 bước sang năm thứ 4 nhưng nhiều người, thậm chí có giáo viên chưa hiểu dẫn đến không theo kịp, ngại đổi mới. Hay như, dư luận bức xúc, tố giác một số trường lạm thu, mập mờ trong dạy tăng cường liên kết. Nhiều trường còn lúng túng khi đối diện với khủng hoảng. Tồn tại này chính là hệ quả của việc truyền thông chưa đúng cách hoặc làm không đến nơi, đến chốn.

Cũng cần hiểu tường minh rằng, truyền thông giáo dục không đơn thuần để xử lý “khủng hoảng”, quan trọng là giúp mọi người hiểu, biết và thay đổi tư duy, nhận thức và cùng hành động. Bởi “Tư tưởng không thông, vác bình tông cũng nặng”. Khi tư tưởng thông, tư duy, nhận thức thay đổi thì hành động, việc làm sẽ chuyển biến tích cực. Khi đó có nhiều đổi mới, sáng tạo để tạo ra những “trái ngọt”.

“Cần tiếp tục nâng cao nhận thức, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong việc tuân thủ chỉ thị, nghị quyết Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về giáo dục và đào tạo. Kịp thời biểu dương, nhân rộng mô hình tập thể, cá nhân tiêu biểu trong thực hiện Nghị quyết 29”, ông Trần Văn Thịnh nhấn mạnh.

Theo giaoducthoidai.vn
https://giaoducthoidai.vn/truyen-thong-trong-truong-hoc-tu-tuong-khong-thong-vac-binh-tong-cung-nang-post657696.html
Copy Link
https://giaoducthoidai.vn/truyen-thong-trong-truong-hoc-tu-tuong-khong-thong-vac-binh-tong-cung-nang-post657696.html
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Truyền thông trong trường học: Tư tưởng không thông 'vác bình tông cũng nặng'