"Biển số định danh sẽ đi theo một người suốt đời, không được phép mua bán, chuyển nhượng. Tuy nhiên, đối với biển số đấu giá thì được phép chuyển nhượng kèm theo xe" - đại tá Nguyễn Quang Nhật giải thích.
Cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ cấp, thu hồi, đăng ký biển số xe cơ giớiẢnh: Bộ Công an
Tiết kiệm thời gian, chi phí
Theo đại tá Nguyễn Quang Nhật, việc cấp biển số định danh giúp người dân không phải mang nhiều giấy tờ khi tham gia giao thông; giảm chi phí thời gian, đi lại mà vẫn bảo đảm thông tin chính xác khi thực hiện các thủ tục hành chính. Việc cấp biển số xe định danh còn hỗ trợ cơ quan quản lý nhà nước thực hiện công tác quản lý nhanh chóng, thuận lợi hơn; giảm nhân lực, tiết kiệm thời gian và chi phí lưu trữ; góp phần thực hiện có hiệu quả mục tiêu chuyển đổi số quốc gia.
Ủng hộ các quy định tại dự thảo thông tư, ông Nguyễn Công Hùng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ôtô Việt Nam, cho rằng thông tư nếu được ban hành không chỉ giúp cơ quan quản lý nhà nước thực hiện các công việc một cách nhanh chóng, tiết kiệm chi phí mà còn giúp người dân thuận lợi hơn khi cần hỗ trợ tra cứu, kiểm tra phương tiện của mình nếu phát sinh vấn đề.
"Nội dung đề xuất thu hồi biển số khi chủ xe sang nhượng, mua bán trong dự thảo thông tư có thể coi là bước tiến lớn nhằm giải quyết vấn đề xe không chính chủ hiện nay" - ông Hùng nhận xét.
Mỗi chủ xe được sở hữu nhiều biển số Để làm thủ tục đăng ký xe, chủ xe đăng nhập vào Cổng Dịch vụ công; kê khai và ký Giấy khai đăng ký xe; nhận mã hồ sơ đăng ký xe trực tuyến, lịch hẹn giải quyết hồ sơ qua địa chỉ thư điện tử hoặc qua tin nhắn điện thoại. Sau đó, chủ xe đưa phương tiện đến cơ quan đăng ký xe; cung cấp mã hồ sơ đăng ký trực tuyến; ký giấy khai đăng ký xe (trường hợp chủ xe không sử dụng chữ ký số) và nộp các giấy tờ theo quy định. Dự thảo thông tư không quy định giới hạn số lượng sở hữu phương tiện đối với một cá nhân, tổ chức. Theo đó, mỗi người có thể sở hữu nhiều xe và nhiều biển số định danh, song mỗi xe chỉ được gắn một biển số cụ thể. |