Tuổi thọ của người Trung Quốc tăng thêm 2 năm nhờ yếu tố đặc biệt nào?

Hữu Hiển | 31/08/2023, 12:00
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Chất lượng không khí tệ đến mức trở nên nổi tiếng toàn cầu và các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã phải phát động một "cuộc chiến chống ô nhiễm" trị giá hàng tỷ USD.

Không khí chết người ở Nam Á

Trong khi đó, ở một số nơi khác, tình hình đang trở nên tồi tệ hơn.

Báo cáo cho biết, Nam Á hiện là "trung tâm ô nhiễm toàn cầu", nơi có 4 quốc gia ô nhiễm không khí nhất – Bangladesh, Ấn Độ, Nepal và Pakistan – chiếm gần 1/4 dân số thế giới.

Báo cáo cho biết thêm, ở mỗi quốc gia này, người dân trung bình đang mất đi 5 năm tuổi thọ vì ô nhiễm không khí. Con số đó thậm chí còn cao hơn ở những khu vực ô nhiễm nhất.

Tuổi thọ của người Trung Quốc tăng thêm 2 năm nhờ yếu tố đặc biệt nào? - Ảnh 2.

Học sinh Ấn Độ bịt mũi khi đi bộ đến trường giữa sương mù dày đặc ở New Delhi vào ngày 8/11/2017. Ảnh: AFP

Trong khi ô nhiễm không khí đang giảm đều đặn ở Trung Quốc trong những năm qua thì nó lại gia tăng ở Nam Á đến mức gây ảnh hưởng đến tuổi thọ lớn hơn so với việc hút thuốc lá hoặc sử dụng nước không an toàn.

Ở Ấn Độ, nguy cơ đặc biệt cao, một phần do mật độ dân số và lượng người sống ở các khu đô thị bị ô nhiễm nặng. Báo cáo cho biết, vào năm 2021, mức độ ô nhiễm dạng hạt của Ấn Độ cao hơn 10 lần so với hướng dẫn của WHO.

Theo báo cáo, những quốc gia này đã chứng kiến sự tăng trưởng dân số, phát triển kinh tế và công nghiệp hóa bùng nổ trong 20 năm qua. Nhu cầu năng lượng và sử dụng nhiên liệu hóa thạch theo đó cũng tăng vọt. Riêng tại Bangladesh, số lượng ô tô trên đường đã tăng gấp ba lần từ năm 2010 đến năm 2020.

Các hoạt động khác như đốt rơm rạ trên ruộng đồng mà nhiều nông dân áp dụng khi thu hoạch mùa màng và sử dụng lò gạch cũng góp phần làm gia tăng ô nhiễm không khí.

Báo cáo cho biết, chính phủ ở các nước này đã bắt đầu đưa ra các sáng kiến và chính sách nhằm giảm thiểu ô nhiễm không khí, nhưng có thể phải đối mặt với nhiệm vụ khó khăn hơn do sự khác biệt về sức mạnh kinh tế và cơ sở hạ tầng.

Báo cáo cho biết: "Các quốc gia đang trải qua tình trạng ô nhiễm tồi tệ nhất hiện nay không có các công cụ cần thiết để lấp đầy những lỗ hổng quản lý chất lượng không khí cơ bản này", chẳng hạn như thiết lập dữ liệu chất lượng không khí đáng tin cậy và có thể truy cập công khai.

Châu Phi, một điểm nóng khác về ô nhiễm không khí, cũng phải đối mặt với những khó khăn tương tự. Mặc dù có những quỹ toàn cầu lớn để giúp các nước châu Phi chống lại các nguy cơ sức khỏe như HIV/AIDS, sốt rét và bệnh lao, nhưng không có quỹ nào tương tự dành riêng cho việc chống ô nhiễm không khí.

Báo cáo cho biết thêm, viện trợ từ các tổ chức quốc tế và các nhà tài trợ tư nhân có thể giúp ích rất nhiều trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng cần thiết, nhưng "điều đó chưa xảy ra ở hiện tại".

Theo Phụ nữ số
https://phunuso.baophunuthudo.vn/tuoi-tho-cua-nguoi-trung-quoc-tang-them-2-nam-nho-yeu-to-dac-biet-nao-193230831094714782.htm
Copy Link
https://phunuso.baophunuthudo.vn/tuoi-tho-cua-nguoi-trung-quoc-tang-them-2-nam-nho-yeu-to-dac-biet-nao-193230831094714782.htm
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tuổi thọ của người Trung Quốc tăng thêm 2 năm nhờ yếu tố đặc biệt nào?