Giáo dục

Tuyển sinh Chương trình Tiến sĩ Tài chính – Ngân hàng tại Trường Đại học Ngoại thương

Đỗ Quyên 26/09/2024 10:05

(GDTĐ) - Chương trình đào tạo trình độ Tiến sĩ Tài chính – Ngân hàng của Trường Đại học Ngoại thương được thiết kế trên cơ sở cách tiếp cận học tập dựa trên nghiên cứu (research-based learning).

dai-hoc-ngoai-thuong.jpg

Trước khi thực hiện các học phần nghiên cứu và luận án, nghiên cứu sinh (NCS) được trang bị các kiến thức lý thuyết khoa học nâng cao và chuyên sâu theo các trụ cột trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng cùng các phương pháp hiện đại để đặt ra và giải quyết các vấn đề nghiên cứu.

Chương trình cũng có các học phần tự chọn phong phú được xây dựng nhằm cung cấp cho NCS kiến thức hệ thống dưới dạng tổng quan nghiên cứu theo các chủ đề mà NCS có thể lựa chọn sát với đề tài luận án. Thông qua các học phần tự chọn, NCS có thể lĩnh hội được các kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án từ những chuyên gia khác ngoài người hướng dẫn khoa học của mình.

Trong quá trình đào tạo, NCS có thể trau dồi kiến thức, kỹ năng, giao lưu học thuật và mở rộng mạng lưới nghiên cứu bằng cách tham gia các toạ đàm, hội thảo khoa học các cấp. Từ đó, NCS có thể phát triển các ý tưởng nghiên cứu gắn với đề tài luận án đồng thời có cơ hội tham gia hợp tác nghiên cứu cùng các chuyên gia trong và ngoài trường.
Một số thông tin tuyển sinh dành cho người dự tuyển:
1. Phương thức tuyển sinh: Xét tuyển, theo 2 đợt/năm – tiếp nhận hồ sơ đăng ký vào tháng 3 và tháng 9 hàng năm.
2. Ngôn ngữ đào tạo: tiếng Việt và tiếng Anh
3. Điều kiện dự tuyển
Người dự tuyển cần đáp ứng một trong các điều kiện dự tuyển về văn bằng, ngoại ngữ và thoả mãn các điều kiện dự tuyển khác như sau:
3.1. Về văn bằng
a) Tốt nghiệp thạc sĩ ngành Tài chính - Ngân hàng.
b) Tốt nghiệp thạc sĩ thuộc nhóm ngành khác bao gồm: Kinh doanh, Kế toán - Kiểm toán, Quản trị - Quản lý, Kinh tế học, Luật (Luật Kinh tế), sau khi trúng tuyển, ngoài nội dung học tập và nghiên cứu trong chương trình đào tạo tiến sĩ hiện hành, NCS sẽ phải học bổ sung kiến thức đủ 12 tín chỉ với 4 học phần bắt buộc trong chương trình thạc sĩ, bao gồm: 1) Tài chính doanh nghiệp (3 tín chỉ); (2) Tài chính quốc tế (3 tín chỉ); (3) Kinh tế học tài chính (3 tín chỉ) và (4) Quản trị ngân hàng thương mại (3 tín chỉ). Tuy nhiên, nếu trong bảng điểm ở bậc thạc sĩ có học phần đáp ứng đủ thời lượng và nội dung thì được xét miễn học phần đó.
c) Tốt nghiệp đại học hệ chính quy hạng giỏi trở lên thuộc nhóm ngành Tài chính - Ngân hàng - Bảo hiểm, Kế toán - Kiểm toán: Sau khi trúng tuyển, ngoài nội dung học tập và nghiên cứu được quy định trong CTĐT TS TCNH, NCS cần học bổ sung kiến thức các học phần trong CTĐT thạc sĩ TCNH định hướng nghiên cứu, trừ các học phần ngoại ngữ và luận văn thạc sĩ.
3.2. Về ngoại ngữ
a) Có bằng tốt nghiệp trình độ đại học trở lên do một cơ sở đào tạo nước ngoài, phân hiệu của cơ sở đào tạo nước ngoài ở Việt Nam hoặc cơ sở đào tạo của Việt Nam cấp cho người học toàn thời gian bằng tiếng nước ngoài;
b) Có bằng tốt nghiệp trình độ đại học ngành ngôn ngữ tiếng nước ngoài do các cơ sở đào tạo của Việt Nam cấp;
c) Có một trong các chứng chỉ ngoại ngữ còn hiệu lực tính đến ngày đăng ký dự tuyển hoặc các chứng chỉ ngoại ngữ khác tương đương trình độ bậc 4 (theo khung NLNN 6 bậc dùng cho Việt Nam) do Bộ GD&ĐT công bố và được cấp bởi các tổ chức được Bộ GD&ĐT công nhận cấp bằng.
d) Nếu là công dân nước ngoài nếu đăng ký theo học CTĐT trình độ tiến sĩ bằng tiếng Việt phải có chứng chỉ tiếng Việt tối thiểu từ bậc 4 trở lên theo Khung NL tiếng Việt dùng cho người nước ngoài và có trình độ tiếng Anh tối thiểu từ bậc 3 trở lên theo Khung NLNN ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương (trừ TH là người bản ngữ).
3.3. Các điều kiện khác
a) Đã tốt nghiệp CTĐT trình độ thạc sĩ theo định hướng nghiên cứu với đề tài luận văn thạc sĩ liên quan đến lĩnh vực dự định nghiên cứu; hoặc là tác giả của ít nhất 1 bài báo hoặc báo cáo liên quan đến lĩnh vực dự định nghiên cứu, đăng trên tạp chí khoa học có trong danh mục được Hội đồng chức danh GSNN tính điểm công trình; hoặc kỷ yếu hội nghị, hội thảo khoa học cấp quốc gia, quốc tế có mã số xuất bản ISBN/ISSN, trong thời hạn 03 năm (36 tháng) tính đến ngày đăng ký dự tuyển; hoặc có thời gian công tác từ 02 năm (24 tháng) trở lên là giảng viên, nghiên cứu viên của các cơ sở đào tạo, tổ chức khoa học và công nghệ tính đến ngày đăng ký dự tuyển;
b) Có dự thảo đề cương nghiên cứu và dự kiến kế hoạch học tập, nghiên cứu toàn khóa.
c) Có 1 thư giới thiệu dự tuyển nghiên cứu sinh của Nhà khoa học có chức danh GS, PGS hoặc có học vị TSKH, TS đã tham gia hoạt động chuyên môn với người dự tuyển và am hiểu lĩnh vực mà người dự tuyển dự định nghiên cứu.
d) Có công văn cử đi dự tuyển đào tạo trình độ tiến sĩ bởi cơ quan quản lý nhân sự (đối với người đã có việc làm) hoặc cơ sở đào tạo (nơi sinh viên vừa tốt nghiệp); hoặc được xác nhận nhân thân bởi chính quyền địa phương nơi cư trú (đối với người làm nghề tự do).
*** Để biết thêm thông tin chi tiết về tuyển sinh Sau đại học 2024, xin vui lòng truy cập: https://bit.ly/TBTS-ths-ts-2-2024.

poster-tuyen-sinh-dot-2.jpg
Bài liên quan
Chấn chỉnh công tác tuyển sinh vào trường nội trú ở 11 huyện miền núi Thanh Hóa
Ngày 16/1, thông tin từ Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Thanh Hóa, đơn vị vừa có công văn gửi 11 huyện miền núi của tỉnh đề nghị Ban Thường vụ Huyện ủy các huyện chỉ đạo kiểm tra công tác tuyển sinh vào lớp 6 trường trung học phổ thông dân tộc nội trú - trung học cơ sở từ năm học 2021 - 2022 đến nay.

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tuyển sinh Chương trình Tiến sĩ Tài chính – Ngân hàng tại Trường Đại học Ngoại thương