Học sinh lớp 12 của Hải Phòng tham gia ngày hội tuyển sinh 2023 Ảnh: Nghiêm Huê
Một lưu ý đối với thí sinh là học phí của ngành Công nghệ thông tin luôn cao nhất trong nhóm ngành kỹ thuật ở ĐH Bách khoa Hà Nội nói riêng và các trường ĐH nói chung với khoảng 30 triệu đồng/năm; chương trình chất lượng cao từ 50 - 70 triệu đồng/năm, tùy từng trường.
Chuẩn bị đủ kinh phí để theo học đường dài
Điểm chuẩn ngành Y khoa luôn là tốp đầu trong nhóm trường đào tạo khối ngành sức khỏe. Theo những người trong cuộc, để khoác trên mình blouse trắng, sinh viên Y khoa phải vượt qua một chặng đường dài gian nan. Lê Hữu Hiếu, sinh viên năm thứ 6, ngành Y khoa, Trường ĐH Y dược TPHCM, thủ khoa tổ hợp B00 với 30 điểm năm 2017, từng được nhận học bổng “Nâng bước thủ khoa” của báo Tiền Phong. Theo Hiếu, áp lực theo học ngành Y là phải qua một hành trình học tập kéo dài với khối lượng kiến thức chuyên ngành khổng lồ ít nhất 6 năm, nhiều nhất có thể trên 10 năm. Áp lực lớn thứ hai là tài chính vì thời gian học dài và sắp tới khi các trường tự chủ, học phí rất cao. Hiện tại, Hiếu đóng mức học phí 1,43 triệu đồng/tháng nhưng những khóa tới, có thể sẽ phải đóng 6,8 triệu đồng/tháng. Trong khi đó, sinh viên học Y khoa rất ít có thời gian đi làm thêm. Áp lực nữa mà Hiếu đề cập là viễn cảnh nghề nghiệp sau khi ra trường vì chưa hình dung ra được công việc sau khi tốt nghiệp.
Hiện nay, Bộ GD&ĐT chia các ngành đào tạo thành 7 nhóm ngành. Trong đó có nhiều ngành đặc thù như Y dược, Sư phạm, các ngành thuộc lực lượng Vũ trang, An ninh nhân dân. Mỗi ngành học đều có những khó khăn, áp lực yêu cầu sinh viên phải vượt qua. Thực tế cho thấy những ngành học càng đặc thù, càng “nóng” thì càng áp lực.