Xe tăng Ukraine ẩn mình dưới lưới ngụy trang. Ảnh: GETTY IMAGES
Với giá của UAV Lancet là 35.000 USD một chiếc, trong khi mỗi mục tiêu của Ukraine có giá trị hàng triệu USD, thì đây lại là một vũ khí cực kỳ hiệu quả về chi phí.
25% mục tiêu trong số trên là xe tăng, xe bọc thép hạng nhẹ, trong đó có ít nhất một xe tăng Leopard-2 do Đức viện trợ cho Ukraine.
Một số phân tích cho thấy xe tăng Leopard-2 vốn đã không thể di chuyển do trúng mìn hoặc tên lửa trước khi trúng đòn hủy diệt của UAV Lancet. Giá một chiếc xe tăng Leopard-2 là 11 triệu USD, tương đương giá của 300 UAV Lancet cộng lại.
15% trong số các mục tiêu trên có giá trị rất cao, đó là bệ phóng tên lửa đất đối không và hệ thống radar của Ukraine. Những bệ phóng và hệ thống này thường được đặt ở vị trí cách tiền tuyến vài km nhưng như thế vẫn chưa đủ xa để nằm ngoài tầm hoạt động của UAV Lancet. Khi UAV này loại bỏ thành công các mục tiêu, Nga sẽ dễ dàng triển khai ưu thế trên không thông qua máy bay trực thăng và máy bay cường kích trên chiến trường.
Ngoài ra, 10% trong số các mục tiêu trên là xe cơ giới và các mục tiêu có giá trị tương đối thấp khác.
Sát thủ diệt pháo binh
Một báo cáo gần đây của Viện Các quân chủng thống nhất Hoàng gia Anh (RUSI - Anh, tổ chức tư vấn quốc phòng và an ninh) lưu ý, lực lượng Nga đang sử dụng rộng rãi UAV Lancet như một vũ khí phản pháo.
Cho đến nay, số lượng video lớn nhất về các đòn tấn công của UAV Lancet là nhằm vào pháo binh, cả pháo kéo lẫn pháo tự hành của Ukraine.
Với tầm bay xa cùng khả năng tìm kiếm mục tiêu ẩn trên mặt đất, UAV Lancet có được những lợi thế thực sự. Trong lúc đó, người vận hành UAV Lancet vẫn ẩn mình an toàn ở nơi xa, không bị đối phương đánh trả bằng hỏa lực phản pháo.
Binh sĩ Ukraine khai hỏa pháo kéo ở Đông Ukraine. Ảnh: READ ANNA OPARENIUK/ UKRINFORM/FUTURE PUBLISHING/GETTY IMAGES
Theo thống kê của Lost Armor, UAV Lancet đánh trúng 142 khẩu pháo tự hành, 170 khẩu súng và súng cối. Những con số này là đáng kể.
Theo dữ liệu của Oryx - nhóm phân tích thông tin tình báo dựa trên các nguồn công khai có trụ sở tại Hà Lan, Ukraine có 222 pháo tự hành bị phá hủy hoặc hư hại. Như vậy, UAV Lancet có thể gây ra tới 64% tổn thất về pháo tự hành của Ukraine.
Tỉ lệ pháo kéo của Ukraine bị UAV Lancet của Nga đánh trúng cũng cao không kém: 169 khẩu. Một điều cần lưu ý là khi bị đánh trúng, pháo kéo khó bị phá hủy hơn so với pháo tự hành vì xe pháo tự hành là phương tiện bánh xích có để lại vết xích nên dễ bị phát hiện, đồng thời chứa nhiên liệu dễ cháy và đạn nổ trên xe nên dễ phát nổ khi trúng hỏa lực)
Hồi tháng 9, UAV Lancet của Nga phá hủy một tiêm kích MiG-29 của Ukraine đang đậu trên sân bay ở khoảng cách ít nhất 80 km. Theo truyền thông Nga, làm được điều này là nhờ vào các chỉnh sửa thiết kế của UAV.
Thành công trên của UAV Lancet truyền cảm hứng cho nhiều công ty và các nhóm tình nguyện của Nga sản xuất những thiết bị giống UAV Lancet với giá rẻ.