Ứng dụng công nghệ thông minh vào dạy học

17/09/2022, 06:36
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Đổi mới phương pháp, đưa ứng dụng công nghệ thông minh vào dạy học đã mang lại nhiều hứng thú cho học sinh...

Dạy học theo hướng phát triển năng lực

Giờ học môn Sinh học của cô và trò trường vùng cao Thanh Hóa - Trường THPT Quan Hóa cũng không chỉ có kiến thức, mà còn rất thực tiễn với những kỹ năng quan trọng, cần thiết trong cuộc sống.

Ứng dụng công nghệ thông minh vào dạy học ảnh 2

Cô Hoàng Thị Thanh Hà cùng học trò bên mô hình "Thu gom phế liệu gây quỹ kế hoạch nhỏ".

Đảm nhận môn Sinh học tại trường từ năm 2010, cô Hoàng Thị Thanh Hà, giáo viên Trường THPT Quan Hóa không ngừng tự học, bồi dưỡng bản thân để giúp học trò dễ dàng tiếp cận với môn học, phù hợp với đặc thù học sinh dân tộc thiểu số.

“Tôi chú trọng đổi mới phương pháp theo hướng phát triển năng lực của học sinh, kết hợp phương pháp dạy học tích cực để tăng hứng thú. Đồng thời nhìn nhận môn học gần gũi với đời sống thường ngày”, cô Hà chia sẻ.

Bên cạnh truyền tải kiến thức, nữ nhà giáo vùng cao còn lồng ghép kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên giúp học trò nâng cao nhận thức về tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết cũng như cách phòng tránh bệnh tật truyền nhiễm.

Các hoạt động ngoại khóa cũng được cô Hà triển khai trong những năm học vừa qua. Đặc biệt, năm học 2021-2022, nữ giáo viên đã kết hợp cùng học sinh tham gia hoạt động dạy học theo dự án nghiên cứu về tình trạng ô nhiễm chất thải trắng (túi ni lông) tại địa phương.

“Khi tham gia dự dự án, học sinh có thể phát hiện ra những vấn đề cần giải quyết và thấy được trách nhiệm của mình trong việc bảo vệ môi trường. Thông qua đó, các em vừa chủ động trong học tập vừa nhận thấy kiến thức mình đã học hoàn toàn không xa lạ, mà rất gần gũi với cuộc sống. Từ đó, các em có thể vận dụng những gì đã học vào phát triển nền kinh tế địa phương, góp phần làm giàu cho quê hương”, cô Hà nói.

Ứng dụng công nghệ thông minh vào dạy học ảnh 3

Cô giáo Hoàng Thị Thanh Hà (áo vàng), tâm nguyện của nữ nhà giáo là trường học vùng cao được đầu tư hơn về cơ sở vật chất, học sinh được vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống.

13 năm gắn bó với giáo dục vùng khó, nữ nhà giáo xứ Thanh luôn trăn trở về chất lượng đại trà cũng như các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học. “Không chỉ riêng tôi, mà với giáo viên đang công tác tại miền núi đều mong muốn chất lượng giáo dục đại trà được nâng lên, cơ sở vật chất được đầu tư hơn để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, đáp ứng yêu cầu của sự phát triển ngành giáo dục”, cô Hà chia sẻ.

Theo nữ giáo viên, những năm qua tỷ lệ học sinh lựa chọn môn Sinh học cũng như dự thi tổ hợp Khoa học tự nhiên ngày càng tăng lên. Đây cũng là một sự khích lệ không nhỏ đối với đội ngũ nhà giáo.

“Trong năm học này, chúng tôi phấn đấu sẽ có nhiều học sinh đạt từ điểm 8 trở lên. Với các em học Chương trình mới sẽ phát huy được năng lực và vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống”, nữ giáo viên bộc bạch.

"Việc sử dụng công nghệ dạy học tương tác thông minh U-Pointer3 mang lại hiệu quả cao trong việc dạy và học. Thông qua đó, học sinh được rèn luyện được kỹ năng thuyết trình, làm việc nhóm một cách thường xuyên", thầy Dương Minh Anh, Hiệu trưởng Trường THCS Cù Chính Lan nhận xét.

Theo giaoducthoidai.vn
https://giaoducthoidai.vn/ung-dung-cong-nghe-thong-minh-vao-day-hoc-post608048.html
Copy Link
https://giaoducthoidai.vn/ung-dung-cong-nghe-thong-minh-vao-day-hoc-post608048.html
Bài liên quan
Đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo
Việt Nam đã sẵn sàng hiện thực hóa khát vọng trở thành quốc gia tiên phong về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Ứng dụng công nghệ thông minh vào dạy học