Còn trong xã hội nguyên thủy, vai trò của người phụ nữ lại được đề cao. Khi đó, con người chủ yếu sống nhờ hái lượm, săn bắt. Người phụ nữ thời kỳ đó trở thành chủ gia đình, chủ dòng họ và có vai trò lớn lao trong việc phát triển kinh tế, xã hội và tinh thần.
Người dân Việt Nam ta từ xa xưa đã luôn tự hào vì được sinh ra trong “bọc trăm trứng” của mẹ Âu Cơ. Công lao to lớn của mẹ luôn được truyền tụng hàng ngàn đời nay ở nước ta. Điều này chứng tỏ rằng mẹ chính là người “mang nặng đẻ đau” và cũng là người khai sáng cho nền văn hóa dân tộc.
Còn trong xã hội phong kiến, nền văn hóa Việt Nam tiếp thu và giao lưu với nền văn hóa Trung Hoa và Đông Nam Á cổ nên vai trò của người phụ nữ cũng ít nhiều bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, người Việt vẫn giữ được bản sắc, mang đặc trưng riêng biệt của nền văn minh lúa nước.
Chính vì vậy, vai trò của người phụ nữ trong giai đoạn này vẫn được đề cao và không bị trói buộc bởi những lễ nghi hà khắc như ở Trung Quốc hay các quốc gia khác. Ở Việt Nam, trong thời kỳ phong kiến này, người phụ nữ vẫn được tham gia vào các khâu lao động trong xã hội và gia đình, có tài sản riêng, được trả lương bằng với lương của người đàn ông,...
Việc đề cao vai trò của người phụ nữ như vậy chứng tỏ rằng, người phụ nữ Việt Nam dù ở bất kỳ giai đoạn nào cũng được trân trọng và yêu thương.