Văn hóa truyền thống trong sáng tạo nghệ thuật của giới trẻ: giao thoa hay “xâm lấn"

Quang Vũ, | 05/08/2023, 15:21
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Văn hóa luôn có sự giao thoa, góp phần tạo nên sự giàu có của một nền văn hóa. Nhưng khi đưa văn hóa, đặc biệt là văn hóa truyền thống vào trong sáng tạo thì ranh giới giữa giao thoa và xâm lấn đang trở nên mỏng dần.

Văn hóa truyền thống trong sáng tạo nghệ thuật của giới trẻ: giao thoa hay “xâm lấn - Ảnh 1.

Vừa qua, dư luận đã có nhiều tranh cãi khi một nhà thiết kế trẻ cho ra mắt một bộ sưu tập được chia sẻ là "lấy cảm hứng" từ các trang phục truyền thống Việt nhưng lại có sự cắt xẻ và cải biên vượt quá giới hạn, gây phản cảm. Hay những câu chuyện của áo yếm, áo dài cách tân, v.v. từng gây ra ý kiến trái chiều. Phải chăng sự phát triển nhanh chóng của công nghệ và khả năng tiếp cận thông tin dễ dàng đang khiến các bạn trẻ khó phân biệt thế nào là giao thoa và thế nào là xâm lấn.

Tuy nhiên, cũng giống như hai mặt của một đồng tiền, công nghệ ngày nay cũng đang là một công cụ góp phần tái định hình cách người trẻ tiếp cận, gìn giữ và lan tỏa văn hóa truyền thống. Và cũng chính những lợi ích của công nghệ đã hình thành nên 2 phong cách sáng tạo trên nguồn cảm hứng của văn hóa truyền thống: phá cách (đại diện cho tính sáng tạo) và hàn lâm (đại diện cho tính nguyên bản).

Sáng tạo hay nguyên bản - liệu có đúng có sai?

Một số bạn trẻ ngày nay tìm kiếm, học hỏi từ quá khứ, nghiên cứu và trân trọng các tác phẩm truyền thống. Trái ngược với góc nhìn hàn lâm, sự phá cách đại diện cho sự đổi mới và linh hoạt trong nghệ thuật. Những người ở góc nhìn này không ngừng tìm kiếm cách tiếp cận nghệ thuật truyền thống một cách mới mẻ. Họ tin rằng việc sử dụng công nghệ hiện đại và các phương tiện sáng tạo khác có thể giúp làm mới nghệ thuật truyền thống và kết nối với xu hướng đương đại.

Hai phong cách tuy trái ngược nhưng lại đang bổ trợ nhau để đưa văn hóa truyền thống lan tỏa hơn đến cộng đồng GenZ. Nếu như phá cách mang đến khả năng sáng tạo và lan truyền không giới hạn thì hàn lâm nên góp phần gìn giữ sự nguyên bản của văn hóa truyền thống, chính là nguồn cảm hứng cho nhóm phá cách.

Đó cũng là suy nghĩ của Nam Chi và Thái Linh, hai họa sĩ trẻ đại diện cho hai phong cách. Cả hai đã có lần hội ngộ đầu tiên trên một Podcast của VJ Thùy Minh và bàn về góc nhìn của người trẻ trong gìn giữ văn hóa truyền thống.

Văn hóa truyền thống trong sáng tạo nghệ thuật của giới trẻ: giao thoa hay “xâm lấn - Ảnh 2.

Nam Chi, một người trẻ theo đuổi tranh dân gian một cách hàn lâm và luôn tìm về sự nguyên bản. Đem lòng cảm mến tranh dân gian trong một lần tham quan làng nghề, Nam Chi đã dành nhiều năm tìm tòi và nghiên cứu các dòng tranh như Hàng Trống, Kim Hoàng,... Anh tập trung đi sâu vào kỹ thuật, chất liệu và đặc biệt là những câu chuyện văn hóa, câu chuyện thời đại đằng sau mỗi bức tranh. Với Nam Chi, "khi vẽ ra một bức tranh dân gian thì nó phải đúng. Có rất nhiều ý nghĩa hay đằng sau mỗi bức tranh. Đó chính là quan niệm về cuộc sống, những lời cầu chúc hay thậm chí là cả những lời răn dạy của cha ông. Những bức tranh khi đúng sẽ có thể truyền đạt lại cho lứa họa sĩ kế cận giá trị truyền thống và bản sắc văn hóa dân tộc một cách chính xác."

Văn hóa truyền thống trong sáng tạo nghệ thuật của giới trẻ: giao thoa hay “xâm lấn - Ảnh 3.

Còn với Thái Linh, một họa sĩ trẻ lựa chọn phá cách trên những cảm hứng truyền thống cho rằng "nghệ thuật mình theo đuổi là phải cố tìm ra cái mới". Nguồn cảm hứng của anh đến từ những dư ảnh được lưu trong trí nhớ như ký ức, trải nghiệm hay cuộc sống thường nhật. "Khi ra ngoài mình thường phác thảo lên tablet hoặc nhớ trong đầu để lưu lại những cảm hứng mà mình tình cờ bắt gặp, đó có thể là từ sách, từ một bức tranh trên đường hay các hình ảnh trong chùa, trong phủ. Từ đó, mình sắp xếp chúng lại với nhau và tạo ra một tác phẩm hoàn chỉnh", Thái Linh chia sẻ. Chính nhờ việc không bị ràng buộc bởi các quy chuẩn mà tái hiện lại thông qua cảm nhận, những tác phẩm của Thái Linh có màu sắc cá nhân cao nhưng vẫn gợi nhớ nét truyền thống.

Văn hóa truyền thống trong sáng tạo nghệ thuật của giới trẻ: giao thoa hay “xâm lấn - Ảnh 4.

Mặc dù trái ngược, nhưng Nam Chi và Thái Linh đều khẳng định sự bổ trợ của hai phong cách này. Trong khi phá cách là không giới hạn thì văn hóa lại có tính quy chuẩn và khuôn khổ, những quy chuẩn cốt lõi chính là yếu tố để neo sự phá cách không vượt ra ngoài khuôn khổ, tạo ra ranh giới giữa giao thoa và xâm lấn.

Một ví dụ được hai bạn trẻ kể đến là câu chuyện tạo hình của con rồng, nếu không nắm giữ những quy chuẩn về sự khác biết thì rất dễ để nhầm lẫn rồng của Việt Nam với rồng của Trung Quốc. Chỉ khi thực sự hiểu và nắm rõ thì mới tạo nên bản sắc truyền thống trong những tác phẩm sáng tạo. Nói thêm về vấn đề này, Nam Chi cũng nêu một thực trạng "hiện nay cũng có nhiều bạn trẻ theo đuổi phong cách hội họa thuần về truyền thống nhưng lại bị pha trộn những yếu tố Nhật Bản và Trung Quốc. Tuy gọi là "theo phong cách" tranh Hàng Trống nhưng các tác phẩm của các bạn lại chỉ có một vài hay thậm chí là thiếu đi yếu tố của dòng tranh này."

Văn hóa truyền thống trong sáng tạo nghệ thuật của giới trẻ: giao thoa hay “xâm lấn - Ảnh 5.

Tác phẩm lấy cảm hứng từ bộ tranh "Tứ Bình Tố Nữ" của Nam Chi giữ nguyên những nguyên tắc trong tranh Hàng Trống, mang đậm dấu ấn Việt Nam. (Ảnh: NVCC)

Như vậy, phá cách giúp những giá trị văn hóa truyền thống của Việt Nam lan tỏa rộng rãi hơn, vượt ra khỏi khuôn khổ biên giới quốc gia và văn hóa truyền thống được kết hợp sẽ tạo nên vị thế và chỗ đứng cho các tác phẩm sáng tạo của người trẻ Việt trong thế giới hội nhập. Hàn lâm giúp duy trì và bảo tồn những quy chuẩn về mặt giá trị của văn hóa truyền thống, để người trẻ có thể dễ dàng tìm hiểu và sử dụng như một nguồn cảm hứng cho các sáng tạo của mình.

Công nghệ đang tiếp sức cho sáng tạo trên nền văn hóa truyền thống

Câu chuyện bảo tồn không chỉ dừng lại ở việc gìn giữ mà còn là phát triển. Theo dòng chảy của công nghệ với sự xuất hiện của internet, smartphone/tablet, máy in 3D,... trải nghiệm văn hóa dần trở nên đa dạng hơn. Từ nhìn ngắm tĩnh, giờ đây công nghệ đã giúp con người đưa chuyển động và âm thanh vào để tạo nên motion graphic hay thậm chí là còn có thể cầm, nắm và cảm nhận được thông qua công nghệ in 3D. Bằng cách đa dạng hóa hình thức trải nghiệm, những giá trị văn hóa truyền thống sẽ dễ dàng tiếp cận với người trẻ hơn, tạo nên nguồn cảm hứng và khuyến khích họ tìm về nguyên bản của văn hóa truyền thống. "Những cách tiếp cận mới với tính ứng dụng cao sẽ dễ dàng tiếp cận với người trẻ hơn nhưng cũng chính những sáng tạo này sẽ thôi thúc họ tìm về những giá trị gốc. Đó cũng chính là cách để lan tỏa văn hóa truyền thống tới nhiều người hơn nữa", Nam Chi chia sẻ.

Không chỉ trong việc lan tỏa, tương tự câu chuyện của Thái Linh, công nghệ cũng giúp các họa sĩ trẻ có thể dễ dàng lưu giữ những nguồn cảm hứng hay phác thảo lại những hình ảnh mà mình tình cờ bắt gặp và thông qua sự trợ giúp của bộ công cụ trên thiết bị, họ có thể tạo ra những tác phẩm sáng tạo trong một thời gian ngắn. Với tablet, Thái Linh đã tạo nên tác phẩm "The Healing" cùng nhiều chi tiết phức tạp chỉ trong vòng 3 ngày trong khi Nam Chi lại phải mất từ 6 ngày cho tới 6 tháng để hoàn thiện một tác phẩm. Tuy nhiên, Nam Chi cũng bày tỏ sự cảm thán trước lợi ích mà công nghệ đem lại: "Giờ đây, đến cây cọ hay xơ dừa làm cọ mình cùng có thể đặt hàng online". Nhờ vậy mà chàng họa sĩ trẻ đã tiết kiệm được thời gian hơn trong việc tạo nên các chất liệu vẽ.

Văn hóa truyền thống trong sáng tạo nghệ thuật của giới trẻ: giao thoa hay “xâm lấn - Ảnh 6.

Tác phẩm "The Healing" được Nam Chi vẽ trên tablet trong vòng 3 ngày. (Ảnh: Samsung)

Văn hóa truyền thống trong sáng tạo nghệ thuật của giới trẻ: giao thoa hay “xâm lấn - Ảnh 7.

Nam Chi cũng tiết kiệm thời gian tìm kiếm chất liệu hơn với các công cụ mua sắm online. (Ảnh: NVCC)

Tựu chung lại, thế hệ trẻ hiện nay đang dành nhiều sự quan tâm hơn đến các giá trị văn hóa truyền thống. Nhưng làm sao để thực sự lưu giữ lại bản sắc trong khi vẫn có thể lan tỏa những giá trị này theo một cách sáng tạo, gần gũi đòi hỏi sự nghiêm túc và niềm đam mê ở trong mỗi người trẻ. Với sức mạnh của công nghệ, chúng ta có thể tự tin về một thế hệ trẻ hướng đến sự sáng tạo dựa trên văn hóa truyền thống nhưng vẫn tôn trọng và thấu hiểu giá trị nguyên bản.

Cùng Galaxy Tab S9 Series "khơi cảm hứng, bùng sáng tạo" và lan tỏa văn hóa truyền thống bằng công nghệ. Tìm hiểu thêm tại đây.

Bài liên quan
Chủ tịch Samsung lần đầu trở thành người giàu nhất Hàn Quốc
Với việc tăng thêm 3,5 tỷ USD, ông Lee Jae Yong lần đầu trở thành người giàu nhất Hàn Quốc với khối tài sản ròng 11,5 tỷ USD.

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Văn hóa truyền thống trong sáng tạo nghệ thuật của giới trẻ: giao thoa hay “xâm lấn"