Sức khỏe

Viêm họng có nên uống nước dừa?

Phạm Hoa 05/07/2024 06:11

(GDTĐ) - Nước dừa từ lâu đã trở thành thức uống phổ biến và được coi là một loại "nước giải khát tự nhiên" với nhiều khoáng chất. Vậy khi bị viêm họng có nên uống nước dừa không?

ivrpffnb9rbxtct-jgex0rntdujybppqiovd8afh1sbrmxwh0-6l4tr8-mpyoq6myyzs0foyhk7osngdkqc8ylkvlyq-zbhjyucgu7gblgc2bqr7npfmtg-j-_2q.jpg

Trước khi tìm hiểu xem liệu uống nước dừa có tốt cho viêm họng hay không, hãy cùng điểm qua những lợi ích tuyệt vời của loại thức uống thanh mát này đối với sức khỏe nhé!

Hỗ trợ chống oxy hóa: Nước dừa được biết đến với hàm lượng chất chống oxy hóa cao. Các chất chống oxy hóa có trong nước dừa giúp trung hòa và loại bỏ các gốc tự do, bảo vệ tế bào khỏi những tác động tiêu cực. Nhờ đó mà uống dừa tươi thường xuyên sẽ giúp làm giảm nguy cơ lão hóa da và các bệnh nguy hiểm liên quan khác.

Hỗ trợ phòng ngừa sỏi thận: Sỏi thận là kết quả của quá trình tích tụ quá nhiều các tinh thể làm từ oxalat, canxi và một số chất khác trong nước tiểu. Khi sỏi phát triển ngày càng nhiều, gia tăng cả về kích thước lẫn độ cứng có thể gây ra nhiều đau đớn, khó chịu cho bệnh nhân. Thậm chí nhiều trường hợp còn phải phẫu thuật để loại bỏ những viên sỏi này ra khỏi cơ thể.

Nước dừa có khả năng ngăn ngừa việc hình thành sỏi thận hoặc sỏi ở bất kỳ bộ phận nào của hệ tiết niệu. Ngoài ra nó còn hỗ trợ giảm thiểu số lượng sỏi kết tụ, hạn chế việc sản sinh ra các gốc tự do nhờ chu trình phân giải nồng độ oxalat cao có trong nước tiểu.

Tăng sức đề kháng: Nhiều nghiên cứu cho thấy, nước dừa rất ít calo và chất béo nhưng lại chứa hàm lượng lớn các chất dinh dưỡng, vitamin và muối khoáng có lợi. Các chất này đóng vai trò quan trọng giúp nâng cao sức đề kháng cho cơ thể và tăng cường sức khỏe. Nhờ đó, uống nước dừa thường xuyên là phương pháp giúp bạn phòng ngừa sự xâm nhập và phát triển gây bệnh của các tác nhân có hại như: Nấm bệnh, vi khuẩn, virus…

Uống dừa giảm tình trạng táo bón: Nước dừa tươi có chứa axit lauric, một thành phần quan trọng giúp cơ thể chuyển hóa và tăng cường hoạt tính kháng khuẩn, kháng virus. Khi uống vào buổi sáng, nước dừa tươi giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn, loại bỏ các ký sinh trùng đường ruột và bổ sung lợi khuẩn. Thêm vào đó, tác dụng nhuận trường của nước dừa tươi còn giúp ngăn ngừa tình trạng táo bón hiệu quả.

Nước dừa rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường: Một số nghiên cứu đã chứng minh nước dừa có thể giúp điều chỉnh được lượng đường trong máu, cải thiện hiệu quả triệu chứng trên bệnh nhân đái tháo đường, kiểm soát tốt các biểu hiện của tình trạng stress oxy hóa.

Cụ thể, trung bình một cốc nước dừa (khoảng 240ml) chứa khoảng 6g calo tiêu hóa và 3g chất xơ, ngoài ra còn chứa nhiều magiê giúp tăng độ nhạy insulin, điều này cho thấy nó nên góp mặt trong thực đơn dinh dưỡng của người bị tiền đái tháo đường và tiểu đường type 2.

Uống nước dừa theo những cách này chỉ 'rước họa vào thân'

Cung cấp nước cho cơ thể: Thành phần nước dừa chứa đến 94% là nước, đồng thời rất giàu các chất điện giải như: Kali, Natri, Calcium, Chloride, Magie... Những chất này có vai trò quan trọng trong việc cân bằng lượng nước, giúp bù nước và bổ sung năng lượng sống cho cơ thể. Người ta thường uống nước dừa trong các trường hợp mất nước do bệnh tả, bệnh lỵ, tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa, ho và rát họng nhiều.

Ngừa mất nước khi tập luyện: Uống dừa tươi là một biện pháp hiệu quả để bổ sung nước và chất điện giải cho cơ thể, đặc biệt khi tham gia các hoạt động thể thao với cường độ mạnh. Trong quá trình vận động, cơ thể sẽ mất nhiều nước và chất khoáng thông qua mồ hôi. Khi đó, nước dừa tươi có chứa một lượng khoáng chất lớn, giúp cung cấp các ion cần thiết như kali, natri và magie nhờ đó mà cơ thể phục hồi nhanh chóng, ít bị đau đầu hay buồn nôn.

Ổn định huyết áp: Nước dừa cũng có công dụng cải thiện số đo huyết áp tâm thu. Lượng kali chứa trong nước dừa còn được chứng minh giúp hỗ trợ giảm huyết áp ở những bệnh nhân bị huyết áp cao. Đặc biệt các nhà khoa học còn có một phát hiện quan trọng đó chính là nước dừa giúp ngăn cản sự hình thành các huyết khối, phòng chống nguy cơ tắc nghẽn mạch máu và đột quỵ, rất tốt cho hệ tim mạch.

Uống dừa giúp làm đẹp da: Các khoáng chất và chất chống oxy hóa trong nước dừa có thể giúp tái tạo tế bào da, làm giảm các dấu hiệu của tình trạng lão hóa (như: chảy xệ, nếp nhăn,…). Bên cạnh đó, chất cytokinin có trong nước dừa cũng góp phần làm cho quá trình tái tạo tế bào hoạt động mạnh mẽ hơn, từ đó giúp da trở nên căng bóng và tươi trẻ. Đồng thời, việc uống dừa tươi cũng giúp cân bằng độ pH trên bề mặt da, giữ ẩm cho da và làm cho mô liên kết giữa các tế bào trở nên bền chặt, mang lại cho bạn một làn da có độ đàn hồi tốt và khỏe mạnh hơn.

Bị viêm họng uống nước dừa được không?

Chúng ta đã biết nước dừa có nhiều công hiệu như vậy, vậy thì khi bị viêm họng có nên uống nước dừa hay không? Theo các chuyên gia thì khi bị viêm họng bình thường chúng ta thường cảm thấy rất khó chịu do họng bị đau, sưng đỏ dẫn đến khó nói chuyện, khó nuốt thức ăn.

Nếu viêm họng có làm mủ thì sự khó chịu này càng nguy hiểm hơn nữa. Nước dừa sẽ giúp chúng ta làm dịu những chỗ sưng đỏ, chống viêm nhiễm khi bị viêm họng do đó nó an toàn cho bệnh nhân bị viêm họng.

Trường hợp viêm thanh quản, niêm mạc khô, uống nước dừa có khả năng trung hòa và giảm nồng độ acid do có tính kiềm nhẹ.

Nước dừa có lượng đường thấp hơn hầu hết các loại đồ uống thể thao và có carbohydrate, có thể giúp cải thiện chức năng cơ bắp, giảm cảm giác mệt mỏi, đau cơ khi viêm mũi họng.

Do đó, bạn có thể sử dụng thêm 200-400ml nước mỗi ngày để hỗ trợ điều trị bệnh viêm họng cấp và viêm thanh quản cấp.

Người mắc Covid-19 uống nước dừa như thế nào để không gây hại?

Lưu ý khi uống nước dừa cho người bệnh viêm họng

Người bệnh viêm họng cần lưu ý về mức độ và cách uống nước dừa như sau:

Để hỗ trợ điều trị viêm họng thì mỗi ngày các bạn nên uống từ 2 đến 3 ly nước dừa. Không nên uống quá nhiều so với nhu cầu tiếp nước của cơ thể vì sẽ làm tăng áp lực cho thận. Nhất là nhiều bệnh nhân lạm dụng mỗi ngày uống vài quả dừa thì sẽ gây phản tác dụng.

Nên chọn dừa tươi để uống, không uống những quả dừa hái xuống để quá lâu hoặc những quả dừa bổ sẵn có chứa hóa chất tẩy trắng sẽ rất nguy hiểm cho sức khỏe.

Không uống nước dừa bỏ đá vì đá lạnh sẽ khiến tình trạng viêm họng trở nên trầm trọng hơn.

Không uống nước dừa khi đang đói hoặc ngay sau khi đi ngoài trời nắng gắt về.

Tốt nhất nên uống nước dừa vào buổi sáng để hỗ trợ hoạt động của hệ tiêu hóa. Không nên dùng vào buổi tối vì dễ gây đầy bụng, khó tiêu.

Bệnh nhân dễ bị dị ứng, viêm khớp, xương, chân tay lạnh không nên sử dụng nhiều nước dừa.

Nên uống nước dừa non vì chúng tốt hơn nước dừa già.

Người bị suy thận, mắc bệnh thận mạn tính nên hạn chế uống nước dừa do hàm lượng kali cao. Loại nước này cũng chứa nhiều carbohydrate có thể gây hoặc làm trầm trọng các triệu chứng tiêu hóa ở những người bị hội chứng ruột kích thích.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Viêm họng có nên uống nước dừa?