Vượt qua áp lực thi cử: Hệ lụy từ những 'định mức' vô hình

Phạm Khánh | 01/06/2022, 06:01
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Kỳ vọng của gia đình, so sánh với bạn bè đồng trang lứa hay gánh nặng học tập khiến nhiều học sinh cảm thấy áp lực trước các kỳ thi quan trọng.

Chuyên gia tâm lý Trần Thị Mạnh Linh. Ảnh: NVCC

Giải phóng cảm xúc tiêu cực

Như bạn bè đồng trang lứa, Nguyễn Thị Thanh Mai, học sinh lớp 12 Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai, Hà Nội thường gặp vấn đề áp lực trước mỗi kỳ thi. Mai chia sẻ: Sức học của em có thể đỗ các trường đại học tốp giữa trong khi bạn bè em đặt mục tiêu du học hay vào trường tốp đầu. Các bạn đã có chứng chỉ IELTS, điểm SAT, điểm trên lớp thì toàn 8, 9. Học hành vốn căng thẳng, nhìn các bạn như vậy em càng cảm thấy áp lực.

“Mỗi lần so sánh bản thân với bạn bè, em chẳng còn tập trung vào bài vở được nữa. Em chỉ muốn thu mình lại, không muốn nói chuyện với ai. Nếu trong phòng thi nghĩ về chuyện đủ khiến em phạm những lỗi lặt vặt, điểm số giảm”, Mai nói.

Giúp học sinh vượt qua áp lực, cô Thanh Vân thường cho học sinh vẽ tranh hoặc viết về chủ đề “Tôi của 5 năm sau”. Có thể coi đó như bản thiết kế ngắn hạn về cuộc đời mà mỗi em là kiến trúc sư của chính mình. Giáo viên chủ nhiệm sẽ cất giữ và gửi lại học sinh vào ngày họp lớp.

“Hoạt động này giúp khơi dậy sức mạnh nội tại ở học sinh, đồng thời là kênh tham khảo để giáo viên hiểu và định hướng, chia sẻ với trò hiệu quả hơn. Bên cạnh đó là khuyến khích các em lập nhóm cùng đam mê, năng lực, nguyện vọng để hỗ trợ nhau ôn tập”, cô Vân chia sẻ.

Chuyên gia Mạnh Linh cho rằng: Trước mỗi kỳ thi quan trọng, bình ổn tâm lý và giải tỏa cảm xúc có thể giúp học sinh dịu bớt căng thẳng. Bố mẹ và thầy cô cần lắng nghe và chia sẻ với những khó khăn, áp lực mà học sinh đã và đang gặp phải. Trước hết, người lớn cần giúp trẻ “giải phóng” những cảm xúc tiêu cực tích tụ trong lòng, sau đó mới có thể khuyên giải hoặc tìm kiếm biện pháp gỡ rối.

Về phía gia đình, vai trò của phụ huynh là người hỗ trợ và không thể sống thay hay quyết định thay con. Thay vì can thiệp vào lựa chọn và việc học tập của con, phụ huynh nên thực hành bốn hoạt động gồm quan sát, giúp đỡ, lắng nghe và thấu hiểu.

“Bố mẹ lo cho con nên thường hay nhắc nhở nhưng đôi khi việc làm này khiến trẻ thấy khó chịu, mất phương hướng. Ngược lại, nếu được hiểu, các con sẽ có thêm nội lực để cố gắng và phát huy hết khả năng của mình. Vì vậy, cha mẹ cần ghi nhớ vai trò của mình trong việc trợ giúp con”, chuyên gia Mạnh Linh khuyến cáo.

PGS.TS Trần Thành Nam, Trưởng khoa Các Khoa học Giáo dục, Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội, cho biết: Để vượt qua áp lực trước ngày thi, nhiều học sinh chọn kiêng khem phi khoa học như không ăn trứng, chỉ ăn xôi đỗ... khiến dinh dưỡng trong cơ thể không được bảo đảm, sức khoẻ giảm sút. Chưa kể, căng thẳng khiến học sinh lo âu, trầm cảm, thậm chí tự huỷ hoại bản thân.
Theo giaoducthoidai.vn
https://giaoducthoidai.vn/giao-duc/vuot-qua-ap-luc-thi-cu-he-luy-tu-nhung-dinh-muc-vo-hinh-W9vEMcr7R.html
Copy Link
https://giaoducthoidai.vn/giao-duc/vuot-qua-ap-luc-thi-cu-he-luy-tu-nhung-dinh-muc-vo-hinh-W9vEMcr7R.html
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Vượt qua áp lực thi cử: Hệ lụy từ những 'định mức' vô hình