WB: Một tài nguyên ở Việt Nam có thể tạo ra điện với tiềm năng top đầu thế giới - gấp 200 lần công suất thủy điện Sơn La

Vy Lam | 16/07/2023, 19:20
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Nguồn năng lượng mới được xem như một giải pháp thay thế hiệu quả cho thủy điện, đồng thời thúc đẩy mạnh mẽ đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.

Việc Việt Nam cam kết đạt mục tiêu khử carbon hoàn toàn vào giữa thế kỷ này càng khiến quốc gia Đông Nam Á trở thành điểm đến hấp dẫn để các tập đoàn nước ngoài đầu tư vào cơ sở hạ tầng năng lượng tái tạo.

Tập đoàn Sumitomo (Nhật Bản) đã công bố một dự án điện gió ngoài khơi tại Việt Nam trong tháng 9 năm ngoái. Tới tháng 12 cùng năm, họ đã tiến hành khảo sát để nghiên cứu các tuyến đường đặt cáp.

Sumitomo dự định sẽ bắt đầu vận hành trang trại gió với công suất từ 500 megawatt đến 1 gigawatt vào năm 2030. Nếu các kế hoạch ban đầu suôn sẻ, tập đoàn Nhật Bản sẽ đặt mục tiêu phát triển các dự án tiếp theo ở cả miền Bắc Việt Nam.

Sumitomo đã có kinh nghiệm phát triển các trang trại gió ngoài khơi ở châu Âu. Sản lượng các nhà máy của họ ở châu Âu (dựa trên tỷ lệ đầu tư) rơi vào khoảng 300 megawatt. Con số đó dự kiến sẽ tăng lên khoảng 600 megawatt khi bao gồm các dự án sắp tới.

Hiện tập đoàn này đang xem xét hợp tác với các công ty địa phương để thúc đẩy các dự án tại Việt Nam.

WB: Một tài nguyên ở Việt Nam có thể tạo ra điện với tiềm năng top đầu thế giới - gấp 200 lần công suất thủy điện Sơn La - Ảnh 2.

Nhà máy điện gió Đông Hải 1 Trà Vinh. Ảnh: iucn.org

Sumitomo không phải là doanh nghiệp Nhật Bản duy nhất muốn tham gia vào thị trường năng lượng gió ngoài khơi của Việt Nam. Renova, tập đoàn chuyên về năng lượng tái tạo tại Tokyo, cũng đã thành lập cơ sở phát triển ở Việt Nam.

Tháng 4 năm ngoái, Renova đã ký biên bản ghi nhớ phát triển điện gió ngoài khơi với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam. Tập đoàn này cũng đang xem xét xây dựng một nhà máy điện nổi ngoài khơi.

Theo ông Kei Saiki, đồng trưởng bộ phận kinh doanh toàn cầu của Renova, tập đoàn Nhật Bản đã coi Việt Nam là "một trong những quốc gia quan trọng nhất" để phát triển năng lượng tái tạo.

Trong số các doanh nghiệp châu Âu thì Orsted (đến từ Đan Mạch) - tập đoàn năng lượng gió ngoài khơi lớn nhất thế giới - đang dẫn đầu xu hướng đầu tư vào lĩnh vực điện gió Việt Nam. Tập đoàn này đã bắt đầu xem xét dự án phát triển vào năm 2020 và đã ký biên bản ghi nhớ vào năm 2021 với Tập đoàn T&T của Việt Nam để phát triển nhà máy điện.

Dự kiến, Orsted sẽ cùng T&T bắt đầu các hoạt động tại nhà máy điện có tổng công suất 2 gigawatt trong năm 2030.

Tiềm lực gió của Việt Nam là điểm thu hút chính đối với các nhà đầu tư. Theo báo cáo của WB, sức gió tại một số khu vực ngoài khơi bờ biển phía nam Việt Nam có thể lên tới 10 m/s, trong khi thông thường, sức gió được đánh giá "khả thi để phát triển điện gió" là 8 m/s.

Ở Đông Nam Á, sức gió tại Việt Nam và Philippines rất lớn, trong khi gió quanh Malaysia và Indonesia yếu hơn.

Theo đại diện của Orsted, Việt Nam được đánh giá là "một trong những khu vực tốt nhất ở châu Á về năng lượng gió ngoài khơi".

Theo Trí Thức Trẻ
http://ttvn.toquoc.vn/wb-mot-tai-nguyen-o-viet-nam-co-the-tao-ra-dien-voi-tiem-nang-top-dau-the-gioi-gap-200-lan-cong-suat-thuy-dien-son-la-20230716131209598.htm
Copy Link
http://ttvn.toquoc.vn/wb-mot-tai-nguyen-o-viet-nam-co-the-tao-ra-dien-voi-tiem-nang-top-dau-the-gioi-gap-200-lan-cong-suat-thuy-dien-son-la-20230716131209598.htm
Bài liên quan
Việt Nam – Hàn Quốc đồng hành hướng tới thời đại AI
Chiều 21/11, Diễn đàn Hợp tác số Việt Nam – Hàn Quốc năm 2024 có chủ đề "Việt - Hàn: Bạn đồng hành hướng tới thời đại AI", được tổ chức tại Hà Nội. Đây là hoạt động quan trọng trong khuôn khổ sự kiện Tuần lễ Số quốc tế Việt Nam 2024.

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
WB: Một tài nguyên ở Việt Nam có thể tạo ra điện với tiềm năng top đầu thế giới - gấp 200 lần công suất thủy điện Sơn La