Sức khỏe

WHO: Tử vong do bệnh tả tăng cao hằng năm

Khánh Linh (Theo WHO) 07/09/2024 18:29

(GDTĐ) - Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vừa công bố số liệu thống kê về bệnh tả toàn cầu năm 2023 - cho thấy số ca mắc bệnh và tử vong đang có xu hướng tăng cao.

Theo báo cáo, số ca mắc bệnh tả tăng 13% và số bệnh nhân tử vong đã tăng 71% so với năm 2022. Đã có hơn 4.000 người tử vong vào năm ngoái, dù căn bệnh có khả năng phòng ngừa và điều trị cao.

Khoảng 45 quốc gia đã ghi nhận các trường hợp mắc bệnh tả trong năm 2023. Đáng báo động hơn khi có đến 38% ca bệnh là bệnh nhi dưới 5 tuổi.

img_6088.jpeg
Các đứa trẻ chiến đấu với bệnh tật mỗi ngày. Ảnh: Save the Children

Bệnh tả là một bệnh nhiễm trùng đường ruột cấp tính lây lan qua thực phẩm và nguồn nước thiếu vệ sinh. Do đó, những cộng đồng không có điều kiện vệ sinh đạt chất lượng tiêu chuẩn dễ bị ảnh hưởng nhất.

Các trở ngại con người gặp phải như biến đổi khí hậu, việc thiếu nguồn nước sạch, dụng cụ vệ sinh và cả tình trạng di dời dân số do các xung đột và thảm hoạ đã góp phần vào các đợt bùng phát dịch tả năm ngoái.

Phân bố địa lý của bệnh tả đã thay đổi đáng kể từ năm 2022 đến năm 2023, với các trường hợp được báo cáo từ Trung Đông và châu Á giảm 32%, nhưng lại tăng đến 125% ở châu Phi.

Afghanistan, Congo, Malawi và Somalia tiếp tục báo cáo các đợt bùng phát lớn với hơn 10.000 trường hợp nghi ngờ hoặc được xác nhận. Số ca bệnh năm 2023 cũng tăng ở Ethiopia, Haiti, Mozambique và Zimbabwe.

img_6086.jpeg
Vắc-xin phòng bệnh tả dạng uống OVC. Ảnh: WHO

Dữ liệu sơ bộ cho thấy cuộc khủng hoảng bệnh tả toàn cầu vẫn tiếp diễn đến năm 2024, với 22 quốc gia hiện đang báo cáo các đợt bùng phát đang hoạt động.

Mặc dù số ca bệnh được báo cáo cho đến ngày 22/8/2024 thấp hơn so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, WHO ghi nhận trên tất cả các châu lục cho thấy có tới 342.800 ca bệnh và 2.400 ca tử vong.

WHO coi nguy cơ toàn cầu hiện tại do dịch tả là rất cao và đang phản ứng khẩn cấp để giảm tử vong và ngăn chặn các đợt bùng phát ở các quốc gia trên khắp thế giới.

WHO tiếp tục hỗ trợ các quốc gia thông qua việc tăng cường giám sát y tế công cộng, quản lý các ca bệnh và các biện pháp phòng ngừa.

WHO cũng chú trọng cung cấp vật tư y tế thiết yếu, phối hợp triển khai các biện pháp phòng ngừa, hỗ trợ truyền thông rủi ro và gắn kết cộng đồng.

Bài liên quan
WHO ứng phó với dịch bệnh Leishmania 'chưa từng có' ở Ethiopia
Phóng viên TTXVN tại châu Phi dẫn thông báo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 15/12 cho biết tổ chức này đang nỗ lực hành động nhanh chóng để ứng phó với đợt bùng phát dịch bệnh Leishmania trên da (Cutaneous Leishmaniasis) ở vùng Somali của Ethiopia.

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
WHO: Tử vong do bệnh tả tăng cao hằng năm