Xác định nhu cầu của học sinh trong hướng nghiệp

Ngọc Trang | 20/01/2023, 08:53
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Cán bộ quản lí hướng nghiệp cần xác định nhu cầu tham gia hình thức hướng nghiệp và nhu cầu được cung cấp từng loại hình hướng nghiệp của học sinh.

Cán bộ quản lí hướng nghiệp có thể dùng phiếu hỏi hoặc tổ chức tọa đàm, trao đổi để biết được các nhu cầu của giáo viên phụ trách hướng nghiệp như nhu cầu tập huấn về tích hợp giáo dục hướng nghiệp vào môn văn hóa; Nhu cầu được bồi dưỡng theo hình thức chuyên đề về hoạt động giáo dục hướng nghiệp và hoạt động giáo dục nghề phổ thông; Nhu cầu được tập huấn về kĩ năng tư vấn hướng nghiệp … Trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch bồi dưỡng, phát triển đội ngũ giáo viên phụ trách các hoạt động hướng nghiệp.

Xác định các nguồn lực cần thiết để giáo dục hướng nghiệp

Thực hiện bước này nhằm đảm bảo chắc chắn các nguồn lực cần và đủ cho mỗi hình thức, hoạt động giáo dục hướng nghiệp, từ đó đảm bảo kế hoạch giáo dục hướng nghiệp mang tính khả thi và đạt được mục tiêu đã xác định.

Không có điều kiện về các nguồn lực thì mục tiêu và kế hoạch đặt ra dù có hay đến mức nào cũng không thể thực hiện được. Việc xác định điều kiện về các nguồn lực hiện có và có thể có càng chi tiết, cụ thể bao nhiêu thì càng giúp cho cán bộ quản lí hướng nghiệp nhìn thấy những thuận lợi, khó khăn cũng như khả năng và biện pháp thực hiện rõ ràng bấy nhiêu. Đồng thời, nó đảm bảo cho kế hoạch đặt ra phù hợp với thực tiễn của địa phương và cơ sở giáo dục.

Khi xác định các nguồn lực giáo dục hướng nghiệp, cán bộ quản lí hướng nghiệp có thể sử dụng công thức 5 M. Đó là nguồn nhân lực thực hiện giáo dục hướng nghiệp(Man); Nguồn tài chính cho giáo dục hướng nghiệp (Money); Nguồn nguyên vật liệu, tài liệu cho giáo dục hướng nghiệp (Material); Máy móc, thiết bị cho giáo dục hướng nghiệp (Machine); Phương pháp giáo dục hướng nghiệp (Method).

Sau khi xác định được các nguồn lực cần có cho giáo dục hướng nghiệp, cần đối chiếu với nguồn lực hiện có của cơ sở giáo dục để bổ sung hoặc điều chỉnh kế hoạch giáo dục hướng nghiệp cho phù hợp với điều kiện thực tế.

Ví dụ: Năm học 2013- 2014, nhà trường sẽ có 8 lớp 11 với số học sinh là 350 em. Căn cứ vào kết quả khảo sát nhu cầu học nghề của học sinh và khả năng của nhà trường, trường dự định sẽ mở 2 lớp nghề điện dân dụng; 2 lớp nghề cắt may; 2 lớp nghề nấu ăn; 2 lớp nghề tin học; 1 lớp nghề mộc; 1 lớp nghề trồng rừng; 1 lớp nghề làm vườn.

Từ dự định này, cán bộ quản lí giáo dục hướng nghiệp của nhà trường sẽ sử dụng công thức 5 M để tính toán số giáo viên dạy nghề phổ thông, nguồn kinh phí cho dạy nghề phổ thông, tài liệu, thiết bị và máy móc cần có cho từng nghề phổ thông và cách thức tổ chức hoạt động giáo dục nghề phổ thông cho phù hợp với điều kiện của trường.

Theo giaoducthoidai.vn
https://giaoducthoidai.vn/xac-dinh-nhu-cau-cua-hoc-sinh-trong-huong-nghiep-post623267.html
Copy Link
https://giaoducthoidai.vn/xac-dinh-nhu-cau-cua-hoc-sinh-trong-huong-nghiep-post623267.html
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Xác định nhu cầu của học sinh trong hướng nghiệp