Xây dựng văn hóa học đường trong cơ sở giáo dục

Vân Anh | 30/09/2022, 09:04
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Tăng cường xây dựng văn hóa học đường là một nhiệm vụ quan trọng của giáo dục chính trị và công tác học sinh, sinh viên trong năm học 2022-2023.

Bộ GD&ĐT vừa ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục chính trị và công tác học sinh, sinh viên năm học 2022-2023.Theo đó, Bộ đề ra 8 nhiệm vụ, giải pháp thực hiện trong năm học tới, trong đó có nhiệm vụ xây dựng văn hóa học đường.

Cụ thể, Bộ yêu cầu các cơ sở giáo dục triển khai Chỉ thị 08/CT-TTg về tăng cường triển khai công tác xây dựng văn hóa học đường, gắn việc xây dựng và tổ chức thực hiện văn hoá học đường với việc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục; tiếp tục triển khai kế hoạch thực hiện quyết định số 1299/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án "Xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học giai đoạn 2018 - 2025".

Các nhiệm vụ khác gồm: Nâng cao hiệu lực, hiệu quả hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản chỉ đạo, điều hành của Bộ GD&ĐT về nhiệm vụ thuộc lĩnh vực giáo dục chính trị và công tác học sinh, sinh viên; triển khai thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ đối với học sinh có hoàn cảnh khó khăn và học sinh chịu tác động của dịch Covid-19.

Đẩy mạnh công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, tư tưởng chính trị cho học sinh, sinh viên. Đa dạng hóa nội dung, phương pháp, hình thức tuyên truyền, giáo dục chính trị tư tưởng cho HSSV theo hướng tích hợp, lồng ghép thông qua các chuyên đề của môn học và hoạt động giáo dục.

Đẩy mạnh công tác quản lý, giáo dục, định hướng, nắm bắt về tư tưởng chính trị của HSSV, đặc biệt trên môi trường mạng. Tổ chức hiệu quả hoạt động đối thoại giữa lãnh đạo nhà trường, cán bộ, nhà giáo với HSSV, phối hợp chặt chẽ với gia đình người học để nắm và xử lý kịp thời những vấn đề khó khăn, bức xúc trong HSSV.

Tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả công tác giáo dục đạo đức, lối sống kỹ năng sống cho học sinh, sinh viên. Đổi mới nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống cho HSSV theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HSSV; tăng cường kỹ năng thực hành; chú trọng các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, nghiên cứu khoa học của HSSV.

Thành lập các câu lạc bộ tài năng, câu lạc bộ rèn luyện đạo đức, lối sống, kỹ năng sống; câu lạc bộ ngoại ngữ; tổ chức và khuyến khích HSSV tham gia các diễn đàn, tọa đàm nhằm phát triển toàn diện phẩm chất, năng lực; tạo môi trường, điều kiện thuận lợi cho HSSV vận dụng kiến thức, kỹ năng đã được học, nâng cao khả năng sử dụng ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh.

Tiếp tục triển khai các nhiệm vụ, giải pháp của Đề án "Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025". Các cơ sở giáo dục đại học chủ động xây dựng Chương trình phối hợp với các đối tác tổ chức các hoạt động về tư vấn nghề nghiệp, việc làm, đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp cho sinh viên...

Bài liên quan
6 nhiệm vụ trọng tâm xây dựng văn hoá học đường
6 nhiệm vụ trọng tâm xây dựng văn hoá học đường được Phó Chủ tịch QH Trần Thanh Mẫn lưu ý tại Hội nghị Đẩy mạnh công tác xây dựng văn hóa học đường chiều 22/8.

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Xây dựng văn hóa học đường trong cơ sở giáo dục