Trò ngơ ngác quay lại thưa:
Bẩm bẩm, con đi thế nào thầy cũng mắng, vậy thầy bảo cho con nên thế nào cho phải?
Thầy chẳng ngần ngại gì nữa, hầm hầm bảo:
Thế bánh tao đâu?".
(Truyện "Bánh tao đâu?" - sachhay24h.com)
Câu 1: Văn bản trên thuộc thể loại nào?
Câu 2: Nêu bài học rút ra từ văn bản trên?
Câu 3: Cho biết nghĩa tường minh và nghĩa hàm ý trong câu: "Này, con cầm lấy!".
Câu 4: Dựa vào văn bản, xác định bối cảnh và loại nhân vật.
Câu 5: Viết đoạn văn ngắn (5-7 dòng) nêu suy nghĩ của em về bài học rút ra từ văn bản trên.
Nhiều phụ huynh sau khi đọc xong đề bài này cho rằng: Thiếu gì những tác phẩm văn học hay mà giáo viên ra đề của trường lại chọn một câu chuyện dân gian khắc hoạ hình ảnh nhà giáo xấu xí, tệ hại như vậy. Người thầy trong truyện không chỉ tham ăn, dối trá, lươn lẹo, thù vặt mà còn có lối xưng hô "mày - tao" không phù hợp với học trò.
Một phụ huynh để lại bình luận như sau: "Giáo viên là nghề cao quý, tuy nhiên cũng có những người hành xử không đúng chuẩn mực, kể cả thời nay hay thời xưa. Câu chuyện nói đúng ra cũng phản ánh thực trạng xã hội. Thế nhưng việc chọn một câu chuyện như này làm đề thi cho học sinh thì thực sự thiếu tinh tế. Những câu chuyện mang vào đề thi cần nhân văn, để lại cho học sinh nhiều bài học thì tốt hơn".
Được biết, theo thông tin từ báo Tuổi Trẻ, cô Lưu Thị Hà Phương, hiệu trưởng Trường THCS Colette cho hay, trong chương trình môn Ngữ Văn lớp 8, học sinh có học về truyện cười. Các truyện cười thường phê phán thói xấu trong xã hội như khoác lác, tham ăn, lười biếng… Do đó, khi ra đề kiểm tra cuối học kỳ, giáo viên đã chọn một truyện theo hướng ấy chứ không có chủ đích nhằm phê phán một đối tượng hay nghề nghiệp nào. Tuy nhiên, việc chọn câu chuyện này cũng có phần nhạy cảm, chưa đắt giá và nhà trường sẽ lưu ý, rút kinh nghiệm.
Tổng hợp