Xu thế bỏ trường đặc biệt

Trần Hậu | 12/07/2022, 07:56
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Định hướng giáo dục hòa nhập đã được Liên Hợp Quốc đề xuất từ những năm 1970. Từ đó đến nay, nhiều nước trên thế giới đã tìm kiếm các giải pháp bảo đảm chất lượng giáo dục hòa nhập cho trẻ có nhu cầu đặc biệt. Tùy theo đặc điểm của hệ thống giáo dục, đặc biệt là nguồn lực và điều kiện kinh tế - xã hội, các quốc gia đã xây dựng hệ thống riêng của mình.

Thụy Điển

Thụy Điển nổi tiếng với những đòi hỏi khắt khe về việc học tập và truyền thống hòa nhập. Ở đây, học sinh chỉ nghỉ học khi bị ốm. Ngay cả khi học sinh nghỉ học một ngày gia đình cũng phải xin giấy xác nhận của bác sĩ.

Nhưng Thụy Điển đã làm được rất nhiều cho trẻ em có nhu cầu giáo dục đặc biệt. Tất cả trẻ em ở đây đều học chung trong trường, không có lớp riêng cho học sinh có nhu cầu giáo dục đặc biệt. Khẩu hiệu: “Một trường học cho tất cả học sinh” phổ biến tại Thuỵ Điển. Người học luôn nhận được sự trợ giúp cần thiết từ phía nhà trường. Học sinh phải đi xe lăn hoặc dùng máy trợ thính không bị bạn học gây trở ngại.

Iceland

Ở Iceland, trẻ em rất thích đi học. Mỗi học sinh cảm thấy giá trị của mình trong lớp học hòa nhập phi chính thức. Cách tiếp cận cá biệt (để thuận tiện cho trẻ em, người ta thay đổi cả số lượng và thứ tự các tiết học), mời chuyên gia, học thêm, tìm kiếm các nguồn lực. Cứ 5 học sinh Iceland thì có 1 em nhận được những dịch vụ như vậy. Bởi, ngoài những trẻ em có nhu cầu giáo dục đặc biệt, những trẻ em có cha mẹ rơi vào hoàn cảnh sống khó khăn, gặp vấn đề về tâm lý, học sinh tị nạn... cũng được học hòa nhập.

Na Uy

Tất cả các trường đặc biệt của Na Uy bị đóng cửa cách đây 30 năm. Nước này có hai hình thức giáo dục hòa nhập. Hình thức thứ nhất là lớp học tương tác, khi trong lớp có 1 - 2 học sinh có nhu cầu giáo dục đặc biệt. Hình thức thứ hai là lớp học kết hợp, khi trong lớp có tối đa 10 học sinh có nhu cầu đặc biệt. Ở lớp học này, mỗi học sinh có một người hỗ trợ, còn bài giảng do giáo viên và trợ lý thực hiện.

Xu thế bỏ trường đặc biệt ảnh 1

Lớp học hòa nhập ở Na Uy.

Hà Lan

Ở Hà Lan các trường đặc biệt với 14 loại hình giáo dục khác nhau. Hiện các trường học đặc biệt này đang tiếp tục được đổi mới với phương pháp dạy học hiện đại. Trường đặc biệt chia sẻ các phương pháp dạy học khoa học cho trẻ em có nhu cầu giáo dục đặc biệt với các giáo viên chuyên biệt trong các lớp học hòa nhập.

Các bậc phụ huynh chọn cho con học tại trường gần nơi cư trú hay tại một trường đặc biệt được chính quyền địa phương giới thiệu. Tuy nhiên, cũng có những điều kiện bắt buộc. Ví dụ, nếu một gia đình có con có nhu cầu giáo dục đặc biệt đến Hà Lan từ lúc 3 tuổi sẽ phải đăng ký tại trung tâm tư vấn đặc biệt. Gia đình sẽ nhận được nhiều sự trợ giúp khác nhau.

Các tiết học miễn phí với một giáo viên chuyên về tật học, chuyên gia trị liệu ngôn ngữ, chuyên gia tâm lý, phục hồi chức năng. Nhân viên xã hội sẽ thường xuyên đến thăm đứa trẻ để cho người mẹ được nghỉ ngơi. Còn nếu gia đình chọn học lớp hòa nhập, học sinh sẽ nhận được sự trợ giúp của “ban tư vấn học đường” gồm các giáo viên chuyên về tật học và các chuyên gia tâm lý.

Xu thế bỏ trường đặc biệt ảnh 2

Lớp học hòa nhập ở Đan Mạch.

Áo và Anh

Ở Áo và Anh đã chuyển từ các trường giáo dục đặc biệt sang lớp giáo dục hòa nhập. Các nước này thậm chí đã từng có những trường đặc biệt dành cho trẻ em bị rối loạn cảm xúc và hành vi. Hiện, chỉ những trẻ em bị rối loạn đáng kể về thính giác, thị giác và trí tuệ mới được học ở các trường đặc biệt. Số còn lại học trong các lớp học hòa nhập với 20 trẻ em, trong đó có 4 em có nhu cầu giáo dục đặc biệt. Trợ lý của giáo viên là một chuyên gia tật học có hiểu biết sâu sắc về phương pháp dạy học sinh với đặc tính bệnh học có trong lớp học.

Đức

Cách đây nửa thế kỷ, Đức đã có một cuộc cải cách, kể từ đó, các gia đình có con em thuộc nhóm có nhu cầu giáo dục đặc biệt được quyền tự do lựa chọn nơi học tập. Có rất nhiều phương án. Ví dụ, trẻ em có thể học trường bình thường, và sau giờ học được nhận các dịch vụ phục hồi chức năng trong các lớp học đặc biệt. Ở các lớp học đặc biệt, học sinh được tham gia các câu lạc bộ, các studio như ở một trường bình thường. Có một số trường, họ tuyển dụng và biên chế giáo viên chuyên về tật học để tư vấn cho học sinh khi cần thiết. Họ làm việc và hỗ trợ giáo viên bộ môn.

Khoảng một nửa số trẻ em có nhu cầu giáo dục đặc biệt được học trong các lớp đặc biệt. Tuỳ theo nguyện vọng của phụ huynh, người ta gửi tới một hội đồng chẩn bệnh gồm các giáo viên, bác sĩ và một chuyên gia giáo dục hòa nhập. Để hỗ trợ những học sinh học hòa nhập, các trường học ở Đức đều có phòng y tế và xã hội, các trung tâm tư vấn và hỗ trợ, cùng các cơ sở phục hồi chức năng.

Theo zn.ua
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Xu thế bỏ trường đặc biệt