Xung đột ở Gaza bộc lộ hạn chế của mối quan hệ kinh tế Israel - Trung Quốc

Hải Vân | 02/11/2023, 21:10
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Trong nhiều năm qua, Israel đã thúc đẩy quan hệ kinh tế với Trung Quốc, với trọng tâm là đổi mới, đồng thời thu hút đầu tư của Bắc Kinh, đặc biệt là vào cơ sở hạ tầng công cộng.

Xung đột ở Gaza bộc lộ hạn chế của mối quan hệ kinh tế Israel - Trung Quốc - Ảnh 2.

Khói bốc lên sau vụ tấn công bằng rocket gần thành phố Haifa, Israel ngày 13/10/2023. Ảnh: THX/TTXVN

Chuyên gia phân tích Burton cho hay trong bối cảnh cuộc xung đột ở Dải Gaza đang bước sang tuần thứ 4, Trung Quốc đang củng cố vị thế ở thế giới Arab rộng lớn hơn.

Hôm 27/10, Trung Quốc đã bỏ phiếu thông qua nghị quyết tại Đại hội đồng Liên hợp quốc kêu gọi thỏa thuận ngừng bắn nhân đạo ngay lập tức, lâu dài và bền vữn” ở Gaza. Theo Liên hợp quốc, Israel và Mỹ nằm trong số 14 quốc gia bỏ phiếu phản đối dự luật do các nước Arab đề xuất.

Trong khi Ngoại trưởng Israel Eli Cohen không ủng hộ lời kêu gọi ngừng bắn này, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân tuyên bố nghị quyết này phản ánh yêu cầu mạnh mẽ của đa số các quốc gia, nhấn mạnh rằng lịch sử không công bằng với người Palestine không nên tái diễn.

Trung Quốc và Israel đã thúc đẩy quan hệ kinh tế trong thập kỷ qua, đặc biệt là về đầu tư trực tiếp của Bắc Kinh vào cơ sở hạ tầng và công nghệ tiên tiến của Tel Aviv. Theo Viện Nghiên cứu An ninh Quốc gia ở Israel, trong số các khoản đầu tư của Trung Quốc vào công nghệ cao, phần lớn vốn đổ vào khoa học đời sống, các công ty phần mềm và công nghệ thông tin.

Thương mại song phương cũng tăng trưởng nhanh chóng trong hai thập kỷ qua. Trong đó, Trung Quốc là đối tác thương mại lớn thứ hai của Israel sau Mỹ.

Kim ngạch thương mại chủ yếu xuất phát từ hoạt động nhập khẩu hàng hóa Trung Quốc của Israel, đã tăng hơn gấp đôi từ 8,22 tỷ USD năm 2013 lên 17,62 tỷ USD năm 2022.

Hồi tháng 6 vừa qua, Trung Quốc đã mời Thủ tướng Netanyahu tới thăm cấp nhà nước vào thời điểm mối quan hệ giữa Mỹ và Israel gặp nhiều bất đồng. Ông Netanyahu đã xác nhận chuyến thăm này, được cho là được lên kế hoạch hồi tháng trước, nhưng đã không diễn ra sau khi xung đột nổ ra.

Các nhà phân tích cho rằng quan hệ Trung Quốc - Israel, cũng như lập trường của Trung Quốc về xung đột Israel - Palestine, phần lớn bị ảnh hưởng bởi động lực địa chính trị và lập trường thân Israel của phương Tây do Mỹ dẫn đầu.

Ông Afterman cho rằng Trung Quốc và Israel đã cố gắng duy trì mối quan hệ đối tác kinh tế cùng có lợi, bất chấp căng thẳng Mỹ - Trung ngày càng leo thang trong những năm qua. Theo ông, Bắc Kinh vẫn quan tâm đến việc tiếp tục hợp tác kinh tế với Israel.

“Cuộc xung đột ở Dải Gaza đã bộc lộ những hạn chế trong mối quan hệ Trung Quốc - Israel và có lẽ đã hạn chế triển vọng thiết lập quan hệ đối tác chính trị chặt chẽ hơn giữa hai nước”, ông nhận định.

Theo Báo Tin Tức
https://baotintuc.vn/phan-tichnhan-dinh/xung-dot-o-gaza-boc-lo-han-che-cua-moi-quan-he-kinh-te-israel-trung-quoc-20231102160758163.htm
Copy Link
https://baotintuc.vn/phan-tichnhan-dinh/xung-dot-o-gaza-boc-lo-han-che-cua-moi-quan-he-kinh-te-israel-trung-quoc-20231102160758163.htm
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Xung đột ở Gaza bộc lộ hạn chế của mối quan hệ kinh tế Israel - Trung Quốc