Theo nhiều độc giả, vấn đề đặt ra là làm sao nâng cao mức lương hưu khi người lao động về hưu phải đảm bảo cuộc sống tối thiểu, thay vì tìm cách cắt giảm quyền lợi của họ
Bạn đọc Văn Hiện nêu thực tế: "Hiện tại có hàng ngàn công nhân đang làm việc thì công ty không tiếp tục ký hợp đồng nữa vì không có đơn hàng, sao không nghe cơ quan BHXH có biện pháp gì để hỗ trợ người lao động gặp khó khăn trước mắt, trong khi đó tiền của người lao động đóng vào thì tìm đủ cách để giữ, Đói trước mắt, khó khăn trước mắt không lo ai đâu lại lo suy nghĩ cho ba bốn chục năm sau",
Để giải quyết căn cơ tình trạng NLĐ rút BHXH 1 lần, theo ông Lê Đình Quảng, Phó trưởng Ban Chính sách - Pháp luật, Tổng LĐLĐ Việt Nam, cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp trước mắt và lâu dài. Trong đó, quan trọng nhất là tạo được niềm tin và sự đồng thuận của người lao động. Giải pháp căn cơ nhất, bền vững nhất là tăng cường quyền lợi cho người lao động. Việc tăng quyền lợi BHXH cho người tham gia cũng là cách giữ họ ở lại hệ thống an sinh, thay vì là những giải pháp tạm thời.
Xem lại tuổi nghỉ hưu
Bạn đọc Lương Tấn Đức góp ý: "Hỏi 100 NLĐ có muốn nhận lương hưu không thì 100 người đều muốn. Khó khăn lắm họ mới tính phương án rút BHXH 1 lần để xoay sở cuộc sống hiện tại. Theo bạn đọc Vũ Thị Bích Ngọc, đa số lao động phổ thông là từ 18 tuổi đã đi làm như vậy đóng đến 42 tuổi là đủ 25 năm phải chờ 13 năm nữa mới được hưởng lương hưu mà toàn những công việc nặng nhọc và độc hại không biết có sống được đến lúc hưởng hưu hay không nữa. Đề nghị xem lại tuổi nghỉ hưu đối với lao động phổ thông.