Sữa cừu cũng có hàm lượng cao axit linoleic liên hợp (CLA) có tác dụng giảm béo phì và tiểu đường loại 2. Loại sữa này cũng chứa các peptide sinh học có đặc tính kháng virus, kháng khuẩn và chống viêm, đồng thời có thể chống lại các tế bào ung thư. Sữa cừu giàu protein, giúp phục hồi và xây dựng cơ bắp hiệu quả sau khi tập thể dục.
Sữa cừu cũng là nguồn cung cấp chất béo lành mạnh tuyệt vời. Những axit béo thiết yếu này rất cần thiết cho sự phát triển của cơ thể và điều chỉnh mức cholesterol, thúc đẩy quá trình giảm cân và giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Axit béo omega 3 có trong sữa cừu có thể cải thiện chức năng nhận thức. Sữa cừu dễ tiêu hóa, trở thành sự lựa chọn phù hợp với những người nhạy cảm lactose có trong sữa bò.
Trong khi đó, sữa dê và các sản phẩm từ sữa dê có thể giúp kiểm soát cholesterol, ngăn ngừa đột quỵ, đau tim, xơ vữa động mạch và các biến chứng mạch vành khác, theo một bài báo năm 2021 trên tạp chí Frontiers in Nutrition. Sữa dê cũng chứa các protein được cho là có tác dụng ức chế ACE, một loại enzyme có liên quan đến tăng huyết áp. Vậy nên các sản phẩm sữa dê có hữu ích trong việc kiểm soát huyết áp.
Sữa dê cũng có tỷ lệ axit béo omega-6 và omega-3 tốt cho sức khỏe tim mạch. Một số hợp chất trong sữa dê có thể làm giảm lượng mỡ trong cơ thể và có đặc tính chống oxy hóa, có khả năng bảo vệ chống lại các tình trạng liên quan đến cholesterol cao và stress oxy hóa. Những người không tiêu hóa được sữa bò có thể sử dụng sữa dê vì loại sữa này ít gây dị ứng hơn.
1 ly sữa dê giàu canxi với cung cấp 327mg canxi, nhiều hơn so với sữa bò. Nhờ vậy, sữa dê ngăn ngừa chứng loãng xương và các rối loạn liên quan đến xương khác, tăng cường xương và răng, theo Boldsky. Lương selen đáng kể trong sữa dê có khả năng chống lại nhiễm trùng và bệnh tật, tăng cường hệ miễn dịch.
Theo HealthDigest, WellnGood