Việc điều chỉnh lại suy nghĩ có thể biến sự lo lắng trở thành động lực làm việc. Ảnh: Pexels. |
Theo Insider, tiến sĩ Wendy Suzuki nhận định lo lắng là một cảm xúc tự nhiên của con người. Khi cảm thấy lo lắng, hệ thống thần kinh giao cảm trong cơ thể sẽ được kích hoạt, làm tăng nhịp tim, tăng nhịp thở. Trường hợp sự lo lắng luôn hiện diện, nó có thể gây hại cho cơ thể.
"Căng thẳng trong thời gian dài có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, dẫn đến các tình trạng như trầm cảm và gây ra các vấn đề về sinh sản", tiến sĩ Suzuki nói.
Dưới đây là 3 cách tiến sĩ Wendy Suzuki gợi ý để biến sự lo lắng trở thành động lực trong công việc.
Tiến sĩ Suzuki khuyên mỗi người nên lập danh sách những điều bản thân cảm thấy lo lắng và đưa ra các hành động có thể thực hiện để giải quyết chúng.
Bà cho biết việc nghĩ ra những giải pháp này sẽ giúp mọi người cảm thấy hài lòng vì nó đưa sự lo lắng của trở lại nguồn gốc tiến hóa.
"Ngay từ đầu trong quá trình tiến hóa, phản ứng của chúng ta là chiến đấu hoặc bỏ chạy trước các mối nguy hiểm về thể chất. Vì vậy, bằng cách hành động đối với từng nỗi lo lắng, bạn sẽ có giải pháp định hướng hành động cho sự lo lắng của mình", tiến sĩ Suzuki nói.
Tiến sĩ Suzuki chia sẻ lúc còn nhỏ, bà luôn nhút nhát dù thích đi học nên luôn gặp khó khăn khi đến lớp. Trở thành giáo sư, bà Suzuki đã biến nỗi lo lắng này thành sự đồng cảm với sinh viên.
"Khi hiểu được cảm giác lo lắng về điều gì đó là như thế nào, chúng ta có thể giúp đỡ những người tương tự như mình. Tôi làm điều này bằng cách đến lớp sớm và ở lại muộn để đảm bảo có thể trả lời nhiều câu hỏi nhất của sinh viên. Bên cạnh đó, tôi còn đi bộ xung quanh để giải đáp thắc mắc cho họ", tiến sĩ Suzuki nói.
Theo tiến sĩ Suzuki, một cách để định hướng lại niềm tin đó là nghĩ về nỗi lo lắng của bạn và xem xét cách mà những người khác tiếp cận tình huống tương tự.
Bà khẳng định đây không phải là một việc dễ dàng thực hiện, nhưng nó có thể mang lại hiệu quả nếu thực hiện một cách nghiêm túc - xem sự lo lắng như một công cụ để trở thành mẫu người mà muốn hướng đến.