2. Dầu hào
Dầu hào cũng là một loại gia vị được sử dụng phổ biến trong gia đình, có tác dụng chính là tăng cường độ tươi ngon. Tuy nhiên, dầu hào có chứa rất nhiều đường và muối, hai chất này nếu ăn quá nhiều sẽ rất không có lợi cho việc kiểm soát huyết áp và đường huyết. Do đó, những người bị cao huyết áp hoặc lượng đường trong máu cao phải chú ý ăn ít, nêm nhạt để không tăng thêm gánh nặng cho cơ thể và ảnh hưởng đến sự ổn định của bệnh.
3. Bơ đậu phộng
Bơ đậu phộng cũng là một loại gia vị được sử dụng phổ biến, chủ yếu được làm từ đậu phộng. Bơ đậu phộng chứa nhiều protein, ion canxi, ion sắt, vitamin B, vitamin E và các khoáng chất khác, giá trị dinh dưỡng của nó tương đối cao. Tuy nhiên, lượng calo của nó rất cao. Mỗi 100 gam bơ đậu phộng chứa hơn 600 calo.
Ngoài ra, bơ đậu phộng chứa nhiều đường và nhiều loại phụ gia, hàm lượng chất béo rất cao, nếu ăn quá nhiều sẽ dễ dẫn đến tình trạng đường huyết tăng nhanh, người bị cao huyết áp, mỡ máu cao, tiểu đường được khuyến cáo không nên ăn bơ đậu phộng để tránh ảnh hưởng đến bệnh.
Tóm lại, người bệnh tiểu đường phải đặc biệt chú ý duy trì thói quen ăn uống lành mạnh trong sinh hoạt, ăn ít các gia vị nói trên để đảm bảo sự ổn định của bệnh.
Đầu tiên, duy trì một chế độ ăn uống cân bằng. Kiểm soát chế độ ăn uống hợp lý, ăn ít thịt, ăn chay. Bằng cách này, vừa bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết mà lượng đường trong máu sẽ không quá cao. Nên ăn ít ngũ cốc tinh chế, không những có thể thúc đẩy nhu động đường tiêu hóa, mà còn giúp người bệnh ổn định lượng đường trong máu. Đồng thời, kiểm soát tổng lượng calo trong khẩu phần ăn hằng ngày và tính toán chặt chẽ theo cân nặng và mức tiêu thụ calo của bạn. Nói chung, thực phẩm ăn hằng ngày không được vượt quá 400 gam, và nên đa dạng nhất có thể.
Người bị đường huyết cao có thể ăn thành nhiều bữa nhỏ, chia thức ăn của bữa chính làm nhiều bữa phụ, cố gắng chọn thức ăn có hàm lượng đường thấp như sữa tách kem, rau củ quả ... Ngoài ra, nên ăn chậm và duy trì chế độ ăn uống điều độ.
Thứ 2, tập thể dục nhiều hơn. Tập thể dục có thể tăng tốc độ trao đổi chất. Đồng thời giúp cơ thể đào thải độc tố, tốt cho sức khỏe, tập thể dục cũng rất tốt cho việc kiểm soát lượng đường trong máu, giúp hạ đường huyết.
Thứ 3, tuân thủ lời khuyên của bác sĩ và uống thuốc đúng giờ. Tiểu đường là một bệnh chuyển hóa và phải dùng thuốc suốt đời, vì vậy tốt nhất bạn nên uống thuốc theo sự hướng dẫn của bác sĩ, không uống thuốc bừa bãi, để không ảnh hưởng đến tình trạng ổn định của bệnh.