4. Mạch máu xanh và lồi ra ngoài
Khi mạch máu trong lòng bàn tay đột nhiên lồi ra, có màu xanh lam thậm chí hơi đau, mạch đập lúc mạnh lúc nhẹ, đánh trống ngực thường xuyên có thể là dấu hiệu báo trước của bệnh mạch vành, nhồi máu cơ tim và các bệnh khác.
Thường xuyên tê bì hai tay cũng là dấu hiệu cơ thể đang kêu cứu
Triệu chứng tê tay xảy ra thường xuyên cũng cần được chú ý. Mọi người đều bị tê tay, nhưng tê tay cũng có thể được chia thành tê sinh lý và tê bệnh lý.
Tê bì tay sinh lý là do máu cung cấp cho tay không đủ và các dây thần kinh bị chèn ép do tư thế không đúng khi đặt tay, ngồi xổm quá lâu, khuân vác vật nặng quá lâu.
Tê bệnh lý khác với tê sinh lý, tê bệnh lý là tê lâu dài, tê ngắt quãng, nửa đêm có thể tỉnh giấc vì đau và sinh ra tê tủy. Nó có các triệu chứng sau:
- Tai biến mạch máu não: Tê các ngón tay từng cơn hoặc dai dẳng, có khi tê toàn thân, chóng mặt, thị lực đột ngột tối đen, phối hợp động tác kém. Đây có thể là dấu hiệu của đột quỵ, nếu không cẩn thận có thể bị tai biến mạch máu não, liệt nửa người.
- Đái tháo đường: Khi có biểu hiện tê đầu ngón tay và đối xứng khởi phát, đó có thể là triệu chứng báo trước của biến chứng đái tháo đường. Ngay cả khi không có tiền sử bệnh tiểu đường và bị tê các ngón tay đối xứng trong thời gian dài, vẫn cần được kiểm tra bệnh tiểu đường để biết tình trạng sức khỏe của mình.
- Hội chứng ống cổ tay: Chứng tê tay bệnh lý này là do chấn thương hoặc căng thẳng lâu ngày, áp lực quá lớn ở cổ tay dẫn đến chèn ép dây thần kinh khiến các ngón tay bị tê, đau và thức giấc giữa đêm.
- Bệnh lý đốt sống cổ: Tổn thương bệnh lý này chủ yếu do ngồi lâu, gối cao, chèn ép cột sống cổ dẫn đến chèn ép dây thần kinh ngón tay, kèm theo ù tai, đau nhức cơ vai.
Thực hiện các bài tập tay để cải thiện tình trạng bệnh
Thực hiện nhiều bài tập tay có thể ngăn ngừa bệnh tật và cải thiện sức khỏe. Các bài tập có thể kể đến như:
Vỗ tay: Vỗ tay có thể điều trị đau đầu, đau cổ và cột sống, ngăn ngừa gai xương và thoái hóa xương.
Vỗ vào mu bàn tay: Có thể hiệu quả điều chỉnh chức năng bình thường của các cơ quan nội tạng, đồng thời ccải thiện quá trình lưu thông của các mạch máu như tim, gan, dạ dày, lá lách bằng động tác này.
Bắtchéo ngón tay và vỗ vào nhau: Động tác này có thể cải thiện trạng tê tay chân. Nó giúp máu lưu thông dễ dàng, các dây thần kinh vận động cũng nhạy bén hơn.