Do đó, nấm dễ bị hư hỏng hơn so với các thực phẩm khác, để qua đêm có thể có nhiều chất chuyển hóa của vi khuẩn hơn, khả năng gây đau bụng và tiêu chảy sau khi ăn sẽ cao hơn, dễ tiềm ẩn nguy cơ viêm dạ dày ruột, vì vậy bạn cũng không nên ăn lại nó sau khi được để qua đêm.
Các món hải sản
Hải sản là thực phẩm giàu chất đạm, nếu để lâu, chất đạm cao sẽ nhanh chóng bị phân hủy bởi vi khuẩn để tạo thành các sản phẩm thoái hóa protein.
Sau khi con người ăn vào các sản phẩm phân hủy protein này, nó sẽ làm tăng đáng kể gánh nặng trao đổi chất cho gan và thận, đồng thời tăng khả năng gây ra các bệnh về gan và thận. Do đó, với các món hải sản, bạn tốt nhất nên chế biến lượng vừa đủ ăn.
Các loại nước dùng, súp
Tương tự như hải sản, hàm lượng protein trong nước dùng để qua đêm tương đối cao, nước dùng cũng là nơi vi khuẩn sinh sôi mạnh nhất sau một thời gian dài bảo quản. Khi các sản phẩm thoái hóa protein và chất chuyển hóa của vi khuẩn trong nước dùng đi vào dạ dày, nó sẽ khiến bạn dễ mắc các bệnh về đường tiêu hóa.
Cách bảo quản thức ăn trong tủ lạnh
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, thực phẩm dư thừa sau mỗi bữa ăn dù được bảo quản kỹ càng trong tủ lạnh vẫn có thể bị hư hỏng. Một trong những nguyên nhân thường gặp là người tiêu dùng không để nguội thức ăn trước khi cho vào tủ. Theo các chuyên gia, việc cất trữ, che đậy thức ăn còn nóng và bảo quản trong tủ lạnh sẽ gây ngưng tụ hơi nước, tạo điều kiện cho nấm mốc phát triển.
Các chuyên gia cho biết, thức ăn còn dư sau mỗi bữa ăn cần được lưu trữ trong tủ lạnh đúng cách. Người tiêu dùng không nên để chung các loại thực phẩm với nhau, đồng thời nên để chúng trong các hộp đựng chuyên dụng có nắp kín hoặc sử dụng bọc thực phẩm để bảo quản thực ăn.
Với trường hợp không có tủ lạnh, chúng ta cần đun sôi trở lại, tức giữ cho thức ăn sôi ít nhất trên 60 độ C và để được tối đa là qua đêm ở môi trường nhiệt độ bình thường (dưới 25 độ C). Còn trong trường hợp nhiệt độ môi trường cao vi sinh vật sẽ phát triển nhanh.
Tuy nhiên các chuyên gia vẫn đưa ra lời khuyên, người tiêu dùng chỉ nên ước lượng thức ăn và nấu vừa đủ. Đối với thức ăn khi nấu xong, chúng ta nên múc ra đĩa, tô… không nên gắp thức ăn ngay trong nồi, để tránh tình trạng "chọc ngoáy" đũa, thìa đã qua sử dụng vào đồ ăn. Điều này hạn chế quá trình lây nhiễm vi khuẩn lây qua đường ăn uống xâm nhập vào thức ăn còn thừa lại. Với cách này đến cuối bữa ăn, phần thức ăn thừa chưa bị tác động bởi thìa, đũa "bẩn" vẫn an toàn trước khi đưa chúng vào tủ lạnh.
Như vậy, bảo quản thức ăn thừa đúng cách, người tiêu dùng không chỉ hạn chế được quá trình thất thoát dinh dưỡng mà còn tránh được các nguy cơ ngộ độc thực phẩm.