Cũng không nên nhồi nhét, dự trữ thực phẩm quá nhiều. Hãy sắp xếp mọi thứ xen kẽ nhau và đặc biệt là phải thông thoáng ở vị trí hệ thống khí vì như vậy sẽ làm cho hệ thống khí làm lạnh lan tỏa đều khắp tủ lạnh, đảm bảo nhiệt độ, không ảnh hưởng đến chất lượng bảo quản. Đồng thời, thường xuyên kiểm tra tủ lạnh để xem tình trạng các món ăn, vứt bỏ ngay khi có dấu hiệu hư hại hoặc quá 2 ngày với các món chiên xào, 3 - 5 ngày với các món thịt ít dầu mỡ và chỉ đúng 24 giờ với cơm.
Theo bác sĩ Yan Zonghai - Trưởng khoa Tiêu hóa và chất độc lâm sàng tại Bệnh viện Linkou Chang Gung Memorial (Đài Loan, Trung Quốc) nhắc nhở, không phải món ăn nào cũng có thể để qua đêm. Ngay cả sau khi bạn nấu chín kỹ, để nguội, bọc/đóng hộp kín rồi cất trong tủ lạnh. Bởi vì chúng có thể bị suy giảm dinh dưỡng, biến chất, nhiễm khuẩn… từ đó gây rối loạn tiêu hóa, ngộ độc.
Ví dụ như các món phổ biến ngày Tết như: hải sản, nấm, rau lá xanh, khoai tây, trứng luộc, các món hầm/canh… thì không nên để qua đêm. Chỉ nên nấu vừa đủ ăn, nếu không ăn hết hãy cho động vật ăn khi còn tươi ngon hoặc vứt bỏ luôn để tránh những hậu quả đáng tiếc.
“Với rau lá xanh hay nấm, tuyệt đối không để qua đêm vì hàm lượng nitrat dễ tạo thành nitrit - chất gây ung thư, cho dù là bạn có đun lại đi chăng nữa cũng không thể khử được. Hay hải sản để lâu sẽ sinh ra một lượng lớn chất đạm phân hủy, có hại cho sức khỏe gan thận của cơ thể con người. Lúc này, hâm nóng càng làm chúng biến chất, có thể gây ngộ độc. Trứng luộc, đặc biệt là trứng lòng đào để lâu thì chất béo và chất đạm có trong trứng sẽ rất dễ bị biến tính. Thậm chí bảo quản không tốt có thể sinh ra vi khuẩn nguy hiểm như E.coli…” - bác sĩ Yan Zonghai giải thích.
“Việc bảo quản thức ăn thừa chỉ thật sự kết thúc một cách an toàn khi bạn hâm nóng lại đúng cách để ăn vào lần tiếp theo. Có rất nhiều sai lầm khi hâm nóng thức ăn mà chúng ta thường xuyên mắc phải nhưng hoàn toàn không biết hoặc xem nhẹ. Nhất là vào dịp Tết khi quá nhiều món ăn phải nấu nướng và ai cũng bận rộn” - Tiến sĩ Wu Xiumei chia sẻ.
Không nên hâm nóng thức ăn thừa quá nhiều lần và nhớ hâm đủ nhiệt, đảo đều khi hâm để bảo vệ sức khỏe (Ảnh minh họa)
Sai lầm phổ biến nhất là hâm nóng quá nhiều lần. Tùy vào loại thực phẩm, cách nấu mà số lần có thể hâm nóng hay mức độ ảnh hưởng xấu tới sức khỏe sau khi hâm nóng sẽ khác nhau. Tiến sĩ Wu Xiumei nhắc nhở rằng nhìn chung thì chúng ta không nên hâm nóng thức ăn nhiều lần, tốt nhất là chỉ chế biến thức ăn để ăn vừa đủ từng bữa hoặc hâm nóng 1 - 2 lần. Bởi ngoài làm giảm dinh dưỡng, chúng có thể làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn, đặc biệt là biến chất và gây ngộ độc.
Tiếp theo là sai lầm khi hâm thức ăn đủ nóng, nó vẫn ẩn chứa nhiều mầm bệnh. Nhiệt độ tiêu chuẩn hâm nóng tất cả thực phẩm là ít nhất trên 165 độ F (74 độ C). Nước xốt, nước thịt và súp nên được hâm nóng đến sôi lăn tăn hoặc trên 100 độ C. Cũng cần đậy nắp, dùng đúng loại hộp/nồi khi hâm nóng để đảm bảo dinh dưỡng, an toàn. Nên đảo đều để thức ăn nóng đều khi hâm nóng lại và ăn càng sớm càng tốt sau khi hâm nóng, không để ở ngoài nhiệt độ phòng quá lâu.
Nguồn và ảnh: ETtoday, MSN, Good Morning Health